Wednesday, October 12, 2016

Phải minh bạch TRẬN CHIẾN LAM SƠN 719 vì bị bóp méo từ mọi phía (tiếp theo)

Quyết định băng rừng của Đại-tá Nguyễn Trọng Luật …
Trải nghiệm qua chiến trận, tôi đã tìm ra một chân lý đơn giản để bảo vệ đàn em: “Ai dám cầm súng đứng chống cự, khi ở đàng xa nghe tiếng 6 bầu lửa minigun gầm thét như vũ bão từ trên ngọn cây vút tới mà không chịu kiếm nơi ẩn núp, tôi sẽ chịu đầu-hàng vô điều kiện vĩ nhân anh hùng nầy”. Đây cũng là chiến thuật yểm trợ hoả lực của Gunship / KQVN được ghi rõ trong Học Viện Quân Sự Army Aviation, mà tôi là tác giả defriefing cùng đại-tá Cockerham, trung tá Molinelli, và đại-úy Farrell. Câu trả lời là sau 42 ngày chiến đấu quyết liệt, không một nhân viên phi hành gunship Song Chùy nào bi thiệt mạng!
Vừa qua, về chính trị phải nói cho dễ nghe là để cải bổ Trực thăng bị bỏ lại VN, cũng như Mỹ trong khi tháo chạy khỏi miền nam lỡ bỏ quên sau lưng vài ngòi nổ (warhead) CBU-55, chỉ đơn giản như vậy thôi, nay, căn cứ theo bản tin của hãng Bloomberg trích từ lời giới chức cấp cao Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Richard Genaille cho hay Hoa Kỳ đã cấp cho Việt Nam một ngân khoản trị giá 1,3 triệu đôla trong năm tài khóa 2010, để tài trợ cho các chương trình nhắm mục đích cũng cố mối quan hệ về mặt an ninh giữa hai nước hay nói tr
ắng ra là Baby Bald Eagle. Hoa Kỳ, với danh nghĩa viện trợ bộ phận rời (spare-parts, nhưng kẹt nổi VN đã tháo gỡ bán ve-chai và mục nát hết rồi) sẽ giao cho Việt Nam gunship loại nầy UH1-H tồn kho (spared-stock Natioal Guard tại Mỹ và Nht, vì trước sau Mỹ cũng sẽ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN thì trước tiên vũ khí vất đi của Nht sẽ bàn giao cho VN xài đỡ trước cho quen rồi tùy theo nhu cầu sẽ cứu xét sau. Đồng thời VN sẽ dùng HQ-801 và HQ 802 bỏ lại trên deck có chỗ cho 2 chiếc gunship standby để tuần tra biển-đảo.
    Trở về LS-719, tưởng người viết cũng nên nhắc sơ về mùa Hè Đỏ Lửa-72: Đại-tá Nguyễn-Trọng-Luật, chỉ huy Lữ-Đoàn 1 Thiết kỵ phải ra lệnh rút 1 Thiết-đoàn mà không cần đợi lệnh trên, để bảo toàn Lực-lượng cũng như thông báo cho đơn-vị bạn (Lệnh ngầm của Mỹ khuyên nên rút lui vì muốn giữ mạng sống và danh dự cho Đại-tá Luật như Đại-tá đã lăn-lóc năm vừa qua tại chiến trận Hạ Lào năm 1971, một George Patton VN, người Mỹ rất kính trọng sự hy sinh và bị tai tiếng hàm oan trong chiến trận năm vừa qua của vị đại tá nầy khác hẳn với trường hợp của chuẩn tướng Vũ Văn Giai bị trực thăng Mỹ bốc ra khỏi vị trí hành quân, mà TT Thiệu rất tức giận cho rằng “politic sabotage” do Mỹ dàn dựng để đẹp lòng phía Hà-Nội) Thế nên, quân BV và Chiến xa T.54 mới xuyên thủng phòng tuyến quân bạn.
Trong những trường Đại học quân sự thường được giảng viên giải nghĩa rằng: “Theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh và theo tôi như bị gi
t ngược kiểu nầy, và đang buộc phải đụng trận thật khó mà chu toàn cho được” Tôi tự đi đến kết luận phải rút càng nhanh càng chịu ít thiệt hại. Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe, Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp. Nhưng vì lý do gì đại tá Luật không cùng di chuyển trên đường-9? (Vì WIB muốn BV phải tiêu dùng cho hết món hàng lổi thời nầy)
Nhưng theo tôi, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác giữa sự lủng củng của Dù và Thiết giáp. SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Đông Nam tương đối bằng phẳng để tránh các ổ phục kích. Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn. Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất-đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún; Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhi
u khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu liên hoàn được cho nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 dưới sự yểm trợ đáng tin cậy của gunship Song Chùy/PÐ-213 như Tướng Ðống đã đặt hết niềm tin khi bắt tay tôi trước khi xung trận tại cứ điểm Fuller, Ðông Hà… Cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được.

Trong những ngày đầu của cuộc hành quân, gunship chúng tôi yểm trợ rất hiệu quả cho Dù và Thiết ky trên đường 92 tiến về hướng bắc Đồi-31. Thiết-đoàn 11 Kỵ-binh thuộc Lữ-đoàn 1 đã oanh liệt tiêu diệt 6 T.54 và 16 PT.76 vậy mà không bị một sự thiệt hại nào: Đại tá Jame Vaught (Dù) và Battreall cùng trung tướng James W. Sutherland, Jr. (Thiết Giáp) đặt nghi vấn, một cuộc chiến xa trận khốc liệt như vậy mà chiến xa VNCH không bị một sự thiệt hại nào? Điều nầy để độc giả suy gẫm? và cũng thật đau lòng các chiến sĩ Không Quân Liên phi đoàn 51 Tác Chiến hy sinh có, bị thương có, mất tích có, trong trận chiến nầy mà trong các tài liệu youtube không nói tí gì về phi đoàn 213, 219, 233! Và cũng vì tôn thờ các chiến hữu đã hy sinh, tôi vô cùng uất hận phải viết ra sự thật, để được phân minh, trong khi các ký giả chỉ đứng tại Khe Sanh vẽ vời chế biến xa sự thật cũng dựa vào sự đặt hàng qua thị hiếu trào lưu phản chiến tại Mỹ.
Trái lại, khi rút lui thật thê thảm, hỗn quân hỗn quan. Trong những trường Đại học quân sự thường được giảng viên giải nghĩa rằng: “theo tâm lý, cuộc hành quân lui binh nếu đang đụng trận thật khó mà hoàn thành nhất” Thiết vận xa, xuất quân có 162 chiếc, giờ còn lại 64 chiếc; còn chiến xa xuất trận 62 chiếc về tới được biên giới 25 chiếc [Cố-vấn Mỹ được mật lệnh phải theo dõi báo cáo số chiến cụ trở về tại biên giới] Nhưng nếu bị thua vì đụng trận thì không nói làm gì, đây là vì bị cấp bức theo mật lệnh rút về Biên giới trên con đường độc đạo, đi ngược lại với chiến pháp quân sự, rồi bị chốt chận, hư máy và hết xăng dọc đường nhưng lại n
ằm trong lăng kính kịch bản do Harriman phóng tác. Vã lại đường quốc lộ 9 là của thời Pháp thuộc làm ra rất chật hẹp chả được tu bổ bao giờ, thời tiết mưa dầm xoáy mòn từng lỗ nứt sâu xuống vài tấc, qua những khu rừng rậm rạp, độc đạo, núi non lại trùng điệp hiểm trở rất khó cho chiến xa khi đụng trận, bị hạn chế triển khai Hỏa lực yểm trợ tương quan lẫn nhau. Con đường lại quanh co theo triền đồi núi, dễ bị phục kích hai bên cạnh sườn. Trên cao nhìn xuống tôi có thể đoán được nơi nào có thể bị phục kích, chỉ cần một ‘Chốt kiềng’ nhỏ cũng đủ chận đường để cho CSBV tha hồ dập pháo, vì đây là mảnh đất rất quen thuộc, CSBV đã có chuẩn bị từ trước với một số đạn khổng lồ dư thừa cho cuộc chiến kéo dài đến 4, 5 tháng. Nhiệm vụ của tôi vừa là C&C vừa là quan sát cơ phối hợp FAC có người Việt backseat để điều không tiền tuyến. Quân VNCH đã bị người bạn đồng minh đâm sau lưng bằng cái bẫy “trận địa pháo” của tướng Võ Nguyên Giáp đã chuẫn bị kỹ lưỡng từ ngày thành lập 70B.

Làm sao ai hiểu được tham mưu trưởng Donald Rumsfeld sẽ lập lại dùng đại tá James Vaught cố vấn Dù ngày hôm nay 1971 qua 1975 khi rút quân vùng 2, tướng Phạm Văn Phú sẽ bị cũng tướng James Vaught dụ dổ rút trên quốc lộ 7 thay vì chuẩn bị đường 14 về BMT để nhận một cú chót tiêu hủy đoàn cơ giới theo kịch bản ấn định. Làm sao ai hiểu được người bạn James Yaught đã vâng lời Secret Society hại mình, nên tướng Phú nhức nhối trăn trở đành âm thầm muợn thuốc độc giải quyết


Từ Căn-cứ Hoả-lực A lưới lui về biên giới không bao xa, cách khoảng về phía Bắc trên ngọn đồi nhỏ là Thiết-đoàn 7 Kỵ-binh và cách đó vài cây số có Chi-đoàn 1 Chiến xa, dài qua hướng Tây lại thêm Chi-đoàn 2 thiết kỵ. Nói tóm lại, Bộ chỉ huy Lữ-đoàn 1 Đặc-nhiệm của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật được bao che bằng bức tường thành bởi những con Cua sắt bao chung quanh..

Lữ-đoàn-3 Dù tại Đồi-31, toàn bộ chỉ huy bị bắt sống và chết, đặc biệt, các chiến sĩ Tiểu-đoàn 3 Dù-trừ khoảng 300 tay súng, trách nhiệm bảo vệ Căn-cứ đã tử thủ đến hơi thở cuối cùng nơi chiến địa tàn khốc nầy, có ai tưởng nhớ đến những oan hồn đang vất vưởng trên bụi cây, đồi núi, trong đó có 2 nhân viên phi hành PĐ 219 Giang cùng Em thuộc LÐ.51.TC ? Trên đường tiến chiếm Tchepone, 9 Tiểu-đoàn Dù thì đã có 5 Tiểu-đoàn trưởng tử nạn hoặc trọng thương (theo dự mưu của tham mưu trưởng WSAG, Donald Rumsfeld, phải tiêu diệt các Sĩ quan nồng cốt nầy để không còn Cán-bộ hầu tái phối trí lại binh chủng Dù, và năm sau 1972 sẽ tiêu diệt các sư đoàn thiện chiến của BV để rút ngắn cuộc chiến) Những binh sĩ thiện chiến nhất của quân lực VNCH phải bị giao động kinh hoàng ngay trung tâm chứa đựng 36,000 tấn đạn cầu vòng đủ loại, làm sao họ đội nổi trên đầu với số đạn khổng lồ nầy? Các Trực thăng tải thương đã phải chịu những “cớ sự” như thế, là vì mạng sống của các chiến hữu, trong khi Không kỵ Mỹ từ chối bay vào các căn cứ hỏa lực vì bị bẫy trận địa pháo của BV đã điều chỉnh sẳn và giờ trở đi chỉ cần số lượng bắn ra càng nhiều càng tốt.
Khi bấn loạn thần kinh, chính ai khỏe mạnh mới là kẻ được quyền lên trước và nếu cần họ bám víu nơi nào trên Trực thăng để tránh khỏi vùng tử địa, như tìm cách phóng lên Trực thăng hay bám vào càng đáp để được thoát thân là phản xạ tự nhiên không ai trách được. Không ai chối cãi họ đã chiến đấu rất dũng cảm trên những ngọn Đồi 30, 31, CCHL Hồng Hà-2, LZ South, North… nhưng không ai bắt họ đừng kinh hoàng khi phải chịu 17 ngày đêm liên tục với vài chục ngàn tạc đạn đủ loại vùi dập trên cứ địa. Tôi không trách họ mà chỉ trách Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ [NSC] đã bày ra cái “Bẫy” trận địa pháo nầy… rồi mời báo chí phản chiến đến quay phim tại Khe Sanh với dự mưu vô cùng hiểm độc (axiom-1) Cứ nhìn lại hình ảnh giải mật thì rõ, có phải người cười tươi nhất là Richard Helms, Trưởng tình báo và người kế là Kissinger cùng tướng Haig soạn giả vở ‘bi kịch Lam Sơn 719 nầy không? Henry A. Kissinger trong hồi ký White House Years, nói về nguồn gốc đưa đến kế hoạch HQLS719 như sau: “Sự thành công thì có nhiều người cha. Nhưng thất bại là đứa con không người nhận.” Ý ông Cố vấn An ninh Quốc gia muốn nói là, không ai trong chính phủ Nixon nhận là cha đẻ của kế hoạch HQLS719. Nhưng nhiều tài liệu cho thấy Kissinger có tham dự và đốc thúc việc thực hiện HQLS719 (hình trang 76 “The New.Legion” TT Nixon bị vây xung quanh bằng những thành viên Bonesmen/WIB)
Trong cuộc phỏng vấn của Đài BBC trước đây: “Ông (Kissinger) nói rằng tấn thảm kịch của 35 năm trước, nay cuối cùng cũng đã ở phía sau, Ông có thực sự nghĩ như thế không!?” Có nhiều người nghĩ rằng, những thảm kịch nầy sẽ không bao giờ có thể bị “lãng quên” và chính ông cũng trực tiếp gây ra một số trong những thảm kịch đó? Kissinger nổi cáu, nhưng không đỏ mặt, vì già rồi, mặt mày nhăn nheo, đâu còn máu nữa mà đỏ, nên đành để gương mặt xanh dờn rặn ra: “Nầy nhé! Ðây là loại câu hỏi của BBC mà tôi sẽ không trả lời! Đây là một chủ đề quá quan trọng cho những câu hỏi tự cao tự đại, những câu hỏi về cơ bản là thiếu hiểu biết sự phức tạp của vấn đề! (Vì sự thật Kissinger chỉ là người được W A Harriman tuyển mướn nhờ học lực ưu hạng chuyên môn mà làm việc đó theo lệnh Secret Society thôi)
Nếu Bà có câu hỏi khác, tôi sẽ trả lời, nếu không chúng ta kết thúc ở đây” (Theo lệnh Harriman, Kissinger là thủ phạm mua chuộc Đài BBC phát tin ngầm ý cho kế hoạch “rã-ngủ Quân-lực VNCH”, bởi Tham mưu trưởng WSAG, Donald Rumsfeld, những tin tức gây bấn loạn kinh hoàng (panic) quân dân Miền Nam, những Tỉnh chưa mất thì nói đã rơi vào tay lính BV, như Ba Mê Thuộc, Huế, Đà Nẳng, Nha Trang…dĩ nhiên là có nhiều thành phố bỏ trống khi quân BV không kịp có mặt để tiếp thu, có phải vậy không? Đó là kế hoạch dự trù rất tinh-vi của CIA về Truyền Thông Xám do Richard Helms có thiết kế tỉ mỉ trước… sẽ xãy ra liền sau khi hoàn tất vụ Watergate: Như thể hiện qua một tài liệu mật của CIA: “sẽ có một cuộc chạy trốn trong hỗn loạn ra khỏi Việt Nam, và Cộng Sản khủng bố… trả thù!).
Về thiệt hại LS/719 của phía BV cũng khá nặng nề, 16 trong 33 Tiểu Đoàn cơ động bị tiêu diệt, gồm 19.360 người, 110 chiến xa bị tiêu hủy và 3,500 người bị thiệt mạng trong số 12.000 dân công khuân vác hậu cần. Nhưng có nguồn tin khác cho là: có ít nhất có 75 chiến xa trong 110 chiến xa được xem là hủy diệt hoàn toàn. Nguồn tin tình báo Hoa-kỳ cho rằng: hơn 13.000 người tử nạn cho cuộc phòng thủ bảo vệ các kho tàng, cùng với một số lớn chiến xa, đồ tiếp liệu và quân dụng chiến cụ, trên 2.000 dân công vác đạn hoặc đoàn viên phục vụ cho các Pháo-đội bị chết.
Nhận xét của Tướng Abrams khi cuộc hành quân chấm dứt: “đây là cuộc chiến lớn nhất trong thời đại nầy!” Kết quả cuộc hành quân làm cho địch giảm thiểu đáng kể những hoạt động toan tính chống Miền Nam, mức độ thâm nhập người và chiến cụ giảm thấy rõ, những trung tâm Hậu-cần gồm nhiều Binh trạm đã bị thiêu hủy, phải cần một thời gian khá lâu mới mong phục hồi lại được. Sau cùng Tướng Abrams đi đến kết luận: “Tôi bắt đầu có niềm tự tin về sự chiến thắng của cuộc hành quân nầy, với số tử vong của địch đáng kể!” Đây là câu nói đánh giá về tình hình địch trong buổi họp giữa tháng August/ 1971, nhưng mục tiêu của Harriman là tiêu-hủy hai nổ lực chính của hai miền và vũ khí lổi thời cùng quân dụng trước khi kết thúc axiom-1 mà Secret Society cho rằng để tiết kiệm máu xương cũng như đã thả hai trái Bom nguyên tử trên đất Nhựt để rút ngắn cuộc chiến
Vào ngày 25/March/71, Tướng Nguyễn Duy Hinh bị đặt hàng ghi nhận: “hầu hết các lực lượng tham chiến đã bắt đầu chuẩn bị rời khỏi Hạ Lào, một dịp may tốt nhất đã trôi qua và không bao giờ trở lại. Mục tiêu phá hủy Căn-cứ Hậu-cần 604 trước mùa mưa dầm gió Bấc chưa hoàn tất; Thế thì, xem như mục tiêu nầy đã bỏ sau lưng! Ðây củng là một quyết định thật can đảm mà Báo chí Mỹ khen ngợi có tính chọc quê Tổng thống Johnson, vì Johnson đang bị bủa vây bởi áp lực của Ðảng-hội Skull and Bones, nhưng có ai biết được rằng Secret Society cần tình hình Miền Nam ổn định để rút lui bằng hình thức chưa danh chính ngôn thuận (nhưng sẽ hợp thức hoá bằng Hiệp định Paris 27/1/1973) nên Tổng-thống Thiệu mới được yên lành ngồi trên chiếc ghế quyền lực để duy trì tình hình chính trị thật ổn định.
Chiếc chiến xa đầu tiên của LĐ1/TK vượt qua một khúc sông Xê-pon cạn gần biên giới, về tới phần đất Việt Nam; Nhiều quân Dù ngồi trên chiến xa vẫy tay chào các chiến binh Hoa Kỳ đang giữ an ninh trục lộ số 9 gần Lao Bảo. Vào khoảng nửa đêm, 42 đại pháo và phi công Hoa Kỳ được gọi tới để bắn chận một đoàn thiết giáp địch đang đuổi theo phía sau.
Rạng sáng hôm sau, Đại Tá Luật và đoàn thiết giáp LĐ1/TK vượt qua sông về tới Việt Nam. Đại Tá Battreall lúc đó đang bay trực thăng chỉ huy theo dõi cuộc lui quân đã cảm thấy rất hãnh diện và khâm phục trước cảnh tượng đoàn xe và các chiến sĩ Mũ Đen dạn dày sương gió vừa trở về từ Hạ Lào. Ông nhận xét nếu các chiến binh VNCH hèn nhát hay hoảng sợ khi đối diện địch quân như báo chí Hoa Kỳ đăng tải, chắc chắn đoàn xe đã bị bỏ lại khi hết nhiên liệu giữa đường. Đằng này, các chiến xa đã trật tự xếp hàng chờ tới phiên được tiếp tế; Khi đoàn xe vượt sông, Đại Tá Battreall còn trông thấy rõ ràng chiếc xe ủi đất nhỏ đang kiên nhẫn san bằng bờ sông phía Đông trong khi những chiến xa và thiết vận xa cuối cùng bắt đầu sang sông từ bờ Tây. Xa xa, khoảng 8 cây số phía sau đoàn xe, hai chiếc phản lực cơ F-4 Phantom đang gầm thét nhào xuống thả bom vào toán chiến xa của Cộng quân truy kích. Nhiều xác chiến xa T-54 bị phi cơ oanh kích cháy nám đen nằm rải rác trên đường số 9 gần biên giới trong phần đất Lào
Sau cùng, Đại Tá Battreall và BCH/TG cũng hội ngộ được với các chiến sĩ Mũ Đen vừa về từ Hạ Lào ngay tại bãi đất trống gần nhà tù Lao Bảo cũ, nơi đặt pháo binh cơ giới Hoa Kỳ trước đây giờ đã rút. Lúc đó các chiến sĩ Dù tùng thiết đang xuống xe, còn Đại Tá Luật đứng cạnh lùm cây ven đường điều động các chiến xa lên đường từ Lao Bảo về CCHK Kilo giữa Khe Sanh và Cam Lộ. Tuy chỉ cách biên giới Lào không đầy một tầm súng nhỏ, nhưng các chiến sĩ Mũ Đen dường như coi thường nguy hiểm. Những cố vấn thiết giáp Hoa Kỳ vội vã tìm gặp các đơn vị trưởng liên hệ. Đại Tá Battreall cũng tìm gặp Đại Tá Luật và sau này kể lại: “Mọi người tỏ ra vui vẻ và nhẹ nhỏm thấy rõ khi đã trở vế “nhà”. Mọi người nhìn thấy cảm động, chiến sĩ Dù và Thiết Giáp siết tay, gọi tên, vỗ vai và ôm chầm lấy nhau, rất cảm động khi thấy họ vẫy tay từ giã. Tuyệt đối không hề có dấu hiệu thù oán nào, sau khi có quá nhiều hục hẵn trong lúc cùng chiến đấu; Dường như mọi người đều nghĩ tới việc sẽ được tiếp đón như những vị anh hùng khi về tới Khe Sanh?” Thật chua xót cho các chiến sĩ anh hùng của chúng ta!
Riêng Đại Tá Luật, có lẽ cũng nghĩ như vậy, bình thản và hân hoan trong bộ chiến phục đầy bụi đỏ, ông dường như rất hãnh diện về những thành quả, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong thời gian tại Hạ Lào. Tổng cộng, đoàn xe trở về gồm 22 chiến xa M-41, 54 thiết vận xa và 22 quân xa đủ loại khác. Số xe thiết giáp hư hại bị bỏ lại bên Lào gồm 21 chiến xa M-41, 26 thiết vận xa, 2 xe làm đường và 51 quân xa đủ loại. Như vậy, coi như LĐ 1/TK bị thiệt hại chừng phân nửa số xe tham chiến. 
 KQ Tr/Tá Trương Văn Vinh (Queenbee 1)
 (Còn tiếp)

No comments:

Post a Comment