Sunday, November 15, 2015

Tôi nhìn đồi 31 thất thủ

Kingbee Tr/Sĩ Nguyễn Văn Em 

Ðêm 26, February 1971 … qua chưa mà trời sao lại sáng – trong đôi mắt nhắm nghiền vì quá mệt mỏi suy-tư cho số phận của 2 đoàn viên H-34 đang bị kẹt trong Ðồi-31 không biết sống chết như thế nào, Tôi bổng giựt mình choàng mỡ to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn quấy rối (neutralization) gì đó cho quân bạn của Mỹ, tiếng cũa đạn đại bác175ly Long Tom không chác chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng thêm ác liệt. Giữa tờ mờ sáng trong sương mù, 42 khẩu đại bác nầy ở đây, Mỹ yểm trợ cho ai! ? Ðồi-31 đã bị quân BV tràn ngập vào chiều hôm qua, làm sao họ hiểu nổi cái nhóm “phản chiến và phản tình báo đả cho Tướng Giáp biết mọi chi tiết của cuộc hành quân, vì Tướng Giáp là một thành viên OSS kết nạp 1945 tại mật khu Pat-Pó, [hình giải mật của Allan Squiers, trong khi Cụ Hồ mặc quần xà-lỏn dơ 2 cái ống quyển xương xỏ teo ngắt, lúc nầy Vỏ nguyên Giáp đang ở trong rừng là Trung đội trưởng Vỏ trang tuyên truyền, nhưng cũng phải mặc áo trắng thắt cà vạt đoàn hoàn để mừng lễ được gia nhập OSS 1945 qua sự kết nạp của Ðiệp-viên số 19 Lucius và Hạ-sĩ quan Huấn Luyện viên OSS]


Trung đoàn trưởng 24B/Sư-đoàn 304BV đã áp lực Ðại tá Thọ thông báo về Khe Sanh là Ðồi-31 đã rơi vào tay quân đội BV, lúc 16 giờ 05 phút, ngày 25 February theo như đồng hồ của tôi: Mấy ngày qua, 2 chiếc H.34 của Phi-đoàn 219, đã bị hạ trên Đồi 31, họ là những Phi hành đoàn tài ba và gan dạ nhất của Không-quân VN, khi phải nói đến Phi-hành-đoàn Queen-Bee thì người Mỹ phải nghiêng mình khâm phục, Trung-úy Khôi, rước Toán Delta bị 88 lỗ đạn, nhưng vẫn đem cả Toán SOG về được, phải tranh giành Toán từ trong tay địch, Trung-úy Hùng “râu-kẽm”cũng 66 lỗ, nhưng cũng tha mồi về được…Những Toán viên Biệt-kích Mỹ SOG được cứu sống không bao giờ quên được Phi-hành-đoàn Queen-Bee đã cứu họ. Lời Thiếu-Tá Ban-3/SOG, Scotty Crerar: “Neither impossible ground fire nor unflyable-weather stopped Cowboy and Mutachio; dozen of SOG men survived purely because “can’t” was not in these Queenbee-pilots .vocabularies they were absolutely fearless!

Trưa ngày 23 February, tôi sắp đến tọa độ hành quân cách Đồi-31 chừng vài cây số ở hướng Đông Nam và cũng đang nóng lòng hướng dẫn cho hai đại đội Trinh-sát thuộc Tiểu-đoàn-8 Dù di chuyển tiếp cứu Đồi-31, được bắt tay với một Lực-lượng của Tiểu đoàn-3 Dù đang trấn đóng trên đỉnh Ðồi-31 từ phía Nam. Hai đại đội Dù đang dung rủi cặp theo giòng suối giữa đường thông thủy, tôi và Trung úy Lưu phải bay trên đầu Dù bằng những vòng lượn tròn quẹo gắt, thỉnh thoảng phải bắn chụp vào những bụi Tre khã nghi trước mặt để cho Dù tiến lên. Trên cao xa về hai đầu cánh quạt hai bên tôi đã khám phá ra những bụi cát đỏ tung toé từ những hầm miệng ếch trên sườn đồi giả xuống, nhưng chúng tôi cương quyết vẩn giữ ở trên đầu Dù, và chịu chấp nhận cùng chung với Dù những cột khói dựng đứng của đạn pháo BV bắn xuống để yễm trợ cho trung đoàn 24B thuộc Sư đoàn 308 và bên kia là một trung đoàn 27 cơ động.

Chúng âm mưu lấy thịt đè người, còn như chiến xa T-54 có PT-76 yễm trợ thì chàng ràng lên xuống bọc hai bên sườn đồi trọc. Chúng không thể nào bịt mắt chúng tôi bằng để lại phía sau hai hàng song song với đất đỏ còn tươi rói; Nếu như tôi không có lệnh yểm trợ cho Dù thì cũng phải cùng chúng tranh tài cao thấp xem những xạ thủ trên PT-76 có dám chường mặt chạm tráng với Minigun hay không, chúng đang núp phục kích trên đường 92, vây bọc hai bên vệ đường nơi khúc cong đáng sợ, nằm im-lìm trong bụi Tre che khuất. Thình lình FAC/OV-10 Bronco có tiếng người Việt hối giục chúng tôi phải rời vùng tức khắc để cho 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn yểm trợ cho Tiểu đoàn 8 Dù, Chúng tôi về lại trên đầu Tiểu đoàn-1 Dù trên vùng A-Luối, nhìn lại phía sau từng tràng các đám khói dựng đứng lên như nấm rơm đang trở nụ.

Tôi lại nghe tiếng người Việt cho biết chúng tôi không được rời A-Luối vì 5 phút nữa B-52 Arc-Light sẽ trải thãm để tiêu diệt 2 trung đoàn BV đang toan tấn công hai đại đội Trinh Sát TÐ/8 Dù. Nữa giờ sau, tôi trở lại yễm trợ cho 2 Ðại đội Trinh Sát Dù, thì mới phát hiện được B-52 trãi thãm quá chính xác hai bên sườn núi cách quân Dù vào khoảng 300 thước; Chúng chết lềnh khênh chụm lại từng đống tóp người, thân thể bầm nát, thật đáng tội nghiệp cho số kiếp sanh Bắc tử Nam.

Sương lam chiều không đủ sức che đậy không gian, đó đây khói Bom đạn vẫn còn luyến tiếc núi rừng, đâu đâu cũng toàn là màu khói ám chướng mờ ảo. Tôi không dại gì bay trong những cụm bông gòn của phòng không 37 và 57 ly nổ lưng trời đang rượt theo những phi cơ chiến thuật, mà cũng không phải thế ‘độn-thổ’ mà nên gọi là ‘độn-rừng’ chăng? không phải vậy mà là “ngụy âm thanh” làm cho địch thủ không biết chúng tôi từ đâu đến bằng xa xa âm thanh lớn dần của cánh quạt điên cuồng chém gió, rồi trận mưa đạn gầm thét khiếp đảm đương nhiên tự động địch phải kiếm chỗ núp khi chúng tôi bay áp đảo trên đầu chúng, dựa vào ưu điểm cường tập của các hung thần xạ-thủ có tẩm trực xạ áp-đảo trải rộng từ trước ra sau khác hẳn phi cơ tìm-kích kể cả trực thăng Cobra.

Dù rằng nơi đây mùi cháy khét của cây rừng không át nổi mùi sình thối của xác chết; “đây quả thật là một bầu trời đầy kinh hoàng” Nhìn về hướng Đồi-31, nơi mà trước đó vài ngày, 2 chiếc H.34 đang uốn mình sà xuống như con Đại-bàng đớp mồi: Chiếc đầu tiên của Trung-úy Giang tuông xuống như chiếc lá trong cơn gió lóc và chiếc của Trung-úy Bửu xuất hiện bất thần, sau khi rà xát rạt trên các ngọn cây giữa trận địa pháo của BV đã điều chỉnh rất chính xác, đáng sợ nhứt là súng cối 120ly; CSBV chỉ giã vào ngay khi nghe tiếng máy nổ của trực thăng vào Căn-cừ Hỏa-lực; Dù rằng phi công Queenbee có tài ba trong mọi chiêu thức để đáp nhưng khi chui vào lưới tạc đạn dầy dặt như thế nầy thì chỉ như là những con thiêu thân mà thôi.

Thử hỏi đoàn viên Kingstar-4 của TPC Thiếu Phúc có dám nhảy phóc lên chiếc thứ 2 của Trung úy Ðạt đang đáp chờ đoàn viên bị nạn. Bụi mãnh đạn như thế nào chắc đoàn viên 4 người nầy đều am hiểu và chỉ trong nháy mắt anh xạ thủ chiếc 2 trúng mảnh đạn ngay. Dỉ nhiên ngươì không dự trận thì thật khó mà tin!? Là chứng nhân trong cơn bảo lữa, đích thân Trung úy Bửu, chiếc Lead ra lệnh chiếc thứ 2 của Trung-úy Yên … “đừng xuống!”: Queenbee dù thần thánh đến đâu nhưng khi phi cơ gần đến mặt đất sẽ bị các mảnh tạc đạn chạm-nổ vun-rải vào cơ phận cánh quạt đuôi làm cho phi cơ mất phương hướng điều khiển và sẽ bị vùi dập xuống mặt đất khi chưa toan đáp xuống bãi đáp (undershoot) Trường hợp Tr/úy Giang, phi cơ gảy đuôi vì trúng mảnh đạn phát hỏa nơi phần xăng ít ỏi còn lại cũa 2 bình xăng giữa và sau, đã hết trống từ lâu và chiếc của Trung úy Bửu thì bị các mãnh đạn chạm nổ xoấy rải vào làm tê liệt bộ phận điều khiển cũa cánh quạt đuôi buộc rơi xuống tại chỗ, trong vị thế counter-clockwise, với cường độ trận địa pháo cùng cả ngàn tạc-đạn như mưa rải xuống các căn cứ hỏa lực nầy thì chẳng bao lâu các chiếc trực thăng nầy đều lại trúng đạn thêm một lần nữa và phát hõa hủy diệt, để lại bằng các cột khói đen xì lên cao ngất trời như chiếc của Tr/úy Ðạt và Thiếu Phúc ở Căn Cứ Hồng Hà-2 và ở Ðồi-31 của Trung úy Giang, và Ðồi-30 là của Thiếu úy Lộc. Bạn có thể tưởng tượng con kiếng nơi đây cũng phải chết, còn Mìn Claymore cho L/Ð/1Dù trực thăng vừa thả xuống là trúng đạn nỗ tan tành như xác pháo ngay. Ðiều nầy các chiến sĩ văn phòng chắc khó tin!?

Lúc nầy, cả Căn-cứ 31 đang quằn mình chịu những loạt trận địa pháo; dù rằng Tiểu đoàn-6 Dù đã được trực thăng vận xuống Tây Bắc của Ðồi-31, nhưng lại bị đụng trận dữ-dội, rồi bị một trận địa pháo khiếp đãm, coi như TÐ/6 bị bễ, 28 chết, 49 bi thương, và 23 mất tích; Trung-úy Châu yễm trợ quyết liệt đã chận đứng nhiều đợt xung phong của trung đoàn-9, vẩn luôn giữ cao độ trên đầu quân Dù và chỉ chấp nhận AK-47 qua những đợt xung phong biển người của trung đoàn-9/308. Quả thật Trung úy Châu đã bị các AK-47 chụm lại bắn thẳng xuyên qua Burble vào Chicken-plate mãnh dội văng vào cổ, bắp tay máu ra lênh láng, chúng tôi bỏ Ðại đội trinh sát qua yễm trợ TÐ-6. Tôi ra lệnh chiếc Wing hướng dẩn Medivac Trung úy Châu về Khe Sanh liền: “Trời ơi cuộc chiến mới có hơn 2 tuần mà sự thiệt hại quá sức tưởng tượng của tôi.

Hai đoàn viên UH1-H bị bắn tan xác trên không, dưới Ðồi-31 cũng 2 đoàn viên đang kẹt ở dưới không biết sống chết như thế nào …rồi Trung úy Châu một Top Gun lỗi lạc của Phi Ðoàn 213, Tôi như con chó điên, thề phải chết trước khi con em mình phải gục ngã thêm để bảo vệ an toàn cho toà Lâu-đài LÐ51TC. Qua lời nguyền nầy, Tôi bắt đầu điên tiết tự đưa tôi vào những chuyến bay oanh kích liều lĩnh, quá đáng, đôi khi có thể nói vượt ra khõi kỷ cương của cấp lảnh đạo. Từ đây trỡ đi những viên đạn 7ly62 của xạ thủ phải xuyên phá vào mục tiêu không quá 75 thước trên đầu địch, có nghĩa là trục-tiến-sát “độn-rừng.” Tôi không cho phép bắn xuống như phi cơ vận tải hay Cobra mà là sát thủ như đã bắn tàn sát trên chiếc tàu cận duyên ở Mỹ Thủy, Hương Ðiền, Quảng Trị, với tham vọng sẽ không còn phi hành đoàn nào lâm nạn [xin chờ xem giấc mơ ở đoạn kết]

. Ðịa thế nơi đây, phản tình báo Mỹ [WIB] đã cho Tướng Giáp biết trước lúc tháng 10, 1970 và cũng là ngày thành lập Quân đoàn 70B, và Trung đoàn 24B nầy là giử an ninh hậu cần cho Ðoàn 559 tại đây và cũng là thỗ địa tai mắt dẩn đường cho các sư đoàn 304, 308, và 320 cùng Trung-đoàn chiến xa 202 nữa. Chúng tôi yễm trợ hỏa lực hết mình để mong TÐ/8 ở đông nam từ A-Luối tiến lên và TÐ/6 ở tây bắc mau mau tiếp cứu Ðồi-31, nhưng hoàn toàn thất vọng, vì các trung đoàn BV đang chiếm các cao điểm quen thuộc để không chế hai T/Ðoàn Dù tiếp cứu đang còn xa lạ với địa hình.

Còn trung đoàn 9 và 66 mới vượt từ bắc DMZ ngày 9 February qua đây, sau khi biết chắc QLVNCH không Bắc-tiến mà thực sự qua Lào. Ngày 23 February đặc công BV đã đột nhập vào phòng tuyến hướng Tây, nhưng Tiểu đoàn-3 Dù đã tiêu diệt ngay vòng rào 15 tên chết tại chỗ. Từ lúc chiếc H-34 của Trung úy Giang bị bắn hạ trên đồi nầy đến nay không có chuyến tiếp tế và tải thương nào vào đây cấp cứu cả

Giờ phút nguy-biến đã điễm: từ 11 giờ ngày 25 February, một trận địa pháo rất chính xác, khiếp đãm, kinh hoàng vì đã tiền điều-chỉnh từ lâu, đại bác 152ly xuyên phá hầm hố, 130ly tàn phá diện địa, súng cối 120ly khắc tinh khống chế trực thăng, và tất cả hoả tiển 122, 107ly, riêng 100ly trực xạ của T-54, không leo lên được thì bắn hù doạ từ dưới chân đồi cho PT-76 leo lên với bộ binh tùng thiết theo sau.

Ðúng 13 giờ Ðại đội/1/3 Dù báo cáo tiếng chiến xa đang gầm thét [đoàn chiến xa nầy bị chúng tôi bắn đứt xích chiếc đi đầu, cách phía nam 4 cây số trên đường 92, nhưng chúng lại xem thường chúng tôi không phải đối thủ nên không thèm bắn trả mà lại hấp tấp né một bên, rồi tiếp tục bôn tập về Ðồi-31] Lúc đầu, tôi còn thấy Căn-cứ lờ mờ dưới lớp khói pháo kích, lần lần Tôi không còn thấy gì nữa cả, mà chỉ còn là những lớp khói cứ chồng chất dầy thêm lên “Làm sao tôi hiểu được 2 chiếc H-34 đang bị cả ngàn mãnh đạn đại pháo chạm nổ đang vung vải như bảo cát trên mặt đất bao trùm trên bãi đáp! Và bộ phận cánh quạt đuôi trúng mãnh, hoàn toàn bị tê liệt không điều khiển được”

Tôi cũng không biết số phận của 2 chiếc H.34 đã cất cánh được chưa trong hai ngày qua bao trùm sự tuyệt vọng, hay đã loay hoay vì quân bạn đang bấn loạn kinh hoàng tràn ngập leo lên đến độ quá nặng không thể nhúc-nhíc được, chớ nói chi cất cánh. Cách đó không xa, về hướng Bắc của Đồi-31, quan sát cơ OV.10 đang hướng dẫn F-4 .Phantom thả xuống sát mặt đất bằng những trái Bom lửa Napal, nhờ ở đầu 2 cánh chém gió, tạo ra 2 vệt trắng, tôi mới phát hiện đang lướt qua ở trước mặt. Tôi mở tần số Guard (khẩn cấp) gọi Queen-Bees cả chục lần mà không thấy trả lời “tôi bắt đầu quặn đau, xót-xa lo-lắng cho số phận của 2 Phi hành đoàn gan dạ nầy”

Trước đó, ngày 23/2/71, Trung-úy Thục, một lead gunship sừng sỏ của Biệt-đội Gunship PÐ-213 được lệnh bảo vệ Trung úy Chung Tử Bửu bay vào cấp cứu phi hành đoàn lâm nạn của Trung-úy Giang; Trên đường vào có chuyên chở những sensor-detector đặc biệt. Họp đoàn Gunship của Trung úy Phạm Vương-Thục đang ôm sát trên đám rừng già chờ đợi yểm trợ cho Trung úy Bửu. Nhưng làm sao tránh khỏi lưới đạn cầu vòng chụp xuống như đã tiền điều chỉnh sẳn, một lưới lửa vô tận từ căn cứ hậu cần 611 với 67.000 tấn đạn đủ loại. Thế nên cơn hấp hối của ngọn đồi oan-nghiệt đang bắt đầu xảy ra. Bắt đầu vào khoảng 4 giờ chiều ngày 25/2/1971: Khi 3 trung-đoàn CSBV đang cố tràn ngập trên đỉnh đồi 31, nơi đây chỉ đơn độc có duy nhứt một Tiểu đoàn-3 Dù [trừ] 300 chiến binh và Bộ tham mưu trấn giữ.

Ðợt xung phong đầu tiên của CSBV bằng 2 PT-76 tùng thiết với vô số bộ đội chính quy ở phía sau, vì không có súng chống chiến xa như M-72, nên Dù phải dùng đại bác hạ nòng trực xạ. Kết quả thổi bay hai chiếc PT.76 và một số lớn tùng thiết. Ðể trả giá cho sự chiến thắng nầy, nhiều thiên thần mủ đỏ TÐ/3 đã nằm xuống vắt ngang trên những khẩu pháo của mình; Có phải Pháo-đội-trưởng Nguyễn Văn Ðương, người hy sinh đã là niềm hứng khởi cho một nhạc phẫm nổi tiếng sau đó! CSBV chuẩn bị đợt xung phong lần thứ hai cũng lập lại bằng hai chiếc PT-76 khác tùng thiết với bộ đội; Nhưng lần nầy, quan sát cơ OV-10 Bronco do quan sát viên người Việt hướng dẩn hai F-4 Phantom phá hủy chúng trước khi bò lên tới lần ranh phòng thủ cũa Bộ Chỉ Huy Dù.

Cho đến 14 giờ, thật khốn nạn không có chiếc FAC cũa Mỹ nào trên Ðồi-31, Quân BV bắt đầu xung phong từ bốn hướng. 2 PT-76 đến được bải đáp phía nam phòng tuyến dưới, bất ngờ chiếc FAC/OV-10 Bronco đến, yên trí có người Việt ngồi phía sau. Sau 2 pass 2 chiếc PT-76 bay lên rớt xuống nằm lật ngữa bao trùm khói đen. BV quyết tâm tràn ngập Ðồi-31 với khoảng 20 PT-76 xung phong 2 hướng đồi thoi-thỏi hướng Ðông và Tây Bắc. Thình lình một chiếc Phantom F-4 trúng đạn phòng không 37ly xịt khói phi công nhảy dù ra khỏi phi cơ. Lúc nầy chẳng anh Mỹ nào chịu ngó ngàn đến Ðồi-31, mà họ dồn hết nổ lực để câp cứu người của họ người Việt ngồi sau FAC đành phải bó tay ngậm ngùi cho định mệnh của ngọn Ðồi oan nghiệt nầy.

15 giờ 20 trên ngọn đồi nầy chĩ còn trơ-trọi chiếc UH1-H của tôi là C&C với Sĩ-quan Tham mưu Tiền-phương Dù đang vần-vũ trên Ðồi-31; Dù rằng 2 khẩu M-60 và vài cây M-18 nhưng chúng tôi cứ bắn xuống yễm trợ trong tuyệt vọng, Trung-úy Tiến Top-Gun đang vần vũ trên đầu TÐ-8 Dù chờ lệnh tôi bay vào cứu bạn, trong lúc Pháo đội từ Ðồi-30 và Aluối vẫn dồn dập tác xạ yểm trợ.

45 phút sau, Căn cứ bị tràn ngập quân BV, khốn nạn nhứt là từ nảy đến giờ không có FAC có nghĩa là không có không yểm. Hậu qua Ðại tá Thọ bị quân BV bắt cầm tù đúng vào lúc 16giờ ngày 25/February/1971, Tôi đang se thắc vì đoán mò rằng, tiếng đại liên M-60 trên trực thăng là nguyên do chính khiến 2 đoàn viên H-34 dưới đó quyết đóng trụ tại đây để chờ chúng tôi sẽ xuống cứu bạn. Có một đại đội đang toan thoát vòng vây chạy về Ðồi-30, trong đó có Không-quân Ðại úy Nghĩa, Sĩ quan Ðiều không Tiền tuyến đang chạy thoát cùng với quân Dù; Ngày mai tôi sẽ liên lạc tìm cách đón họ, may ra có đoàn viên H-34? [Sau vài ngày tôi biết được 2 chết, 4 bị bắt đem ra Bắc trong sự đau xót có lẽ vì tiếng M-60 trên C&C?]

Dù rằng tiếng trực thăng nóng lòng cứu bạn từ đôi mắt và khối óc thần sầu quỷ khóc của người Phi-đội-trưởng Queenbee đầu tiên do Lực-lượng Seal-Delta-Force dày công trắc-nghiệm để tuyển chọn, vẩn còn đang vần-vủ trên nền trời chờ đợi cơ may nào đến…bên cạnh cùng phụ họa tiếng động cơ H-34 … nhưng trong tuyệt vọng vì làm sao có thể chui vào lưới đạn cầu vòng chụp xuống rãi thãm như không bao giờ ngừng nghỉ … trong nửa khối cây số không gian bao chụp trên căn cứ Ðồi-31 như đang chìm đấm trong bảo lửa, dù có một vật nhỏ tý hon nào chui vào được bên trong, nhưng khi vật ấy hạ thấp còn chục thước thì làm sao thoát khỏi hàng trăm ngàn mảnh sắt vung-vải xoáy cuồn như trận bảo cát trong sa-mạc…và dĩ nhiên vật nhỏ nầy sẽ bị gục ngả không lay động ngay trên mảnh đất nầy…thôi đành ngậm-ngùi nhỏ lệ bỏ lại vỉnh-viển nơi ngọn đồi vô danh nầy, 2 chiến hửu Queebees [Giang cùng Em] và các thiên thần Tiểu đoàn/3 Dù cùng 4 Queenbees khác [Bửu, Khánh, Sơn, On] đang bị bọn CSBV cột chung với nhau bắng giây điện thoại bôn tẩu về Bắc qua con lộ 92B vì sợ B-52 sẽ bay đến cường tập liền sau đó.

Ðịa hình hiểm trở nơi Hạ Lào với đồi núi chập chùng và rừng cây rậm rạp đúng ra không thích hợp với chiến thuật càn lướt căn bản trong việc xử dụng chiến xa, nhưng đối với Trực thăng vỏ trang có xạ trường tự do cho người xạ thủ trổ tài cao thấp. Ðối với Phi-Ðội 213 đây là khung trời lý tưởng dễ tung-hoành ẩn hiện trên các chướng ngại vật thiên nhiên - Ngược lại, tại các trường Kỵ Binh nổi tiếng trên thế giới như Saumur (Pháp), Saint Cyr (Pháp), Sandhurst (Anh), Fort Knox (Hoa Kỳ) v.v… các chiến lược gia thường giảng dạy phương pháp xử dụng chiến xa trên sa mạc, vùng đất rộng lớn hay trên địa hình bằng phẳng.

Những trận xa chiến lớn và nổi tiếng trong quân sử thế giới cũng thường diễn ra trong sa mạc hay vùng bình nguyên, chẳng hạn như những trận đánh của con "cáo Sa mạc" Rommel thuộc đoàn Panzer của Ðức tại Phi Châu, hoặc tướng Patton Hoa Kỳ xử dụng chiến xa thần tốc trong trận "Battle of the Bulge" tại vùng đồng bằng sông Rhin trong lãnh thổ Ðức vào cuối Ðệ Nhị Thế Chiến. Gần đây hơn, những trận xa chiến lớn giữa Do Thái và khối Ả Rập cũng xảy ra tại vùng sa mạc Sinai trong trận chiến 1967 và trận đánh 7 ngày. Trong chiến dịch Desert Storm năm 1991, và trận chiến tại Iraq mới đây, quân đội Hoa Kỳ cũng dùng chiến xa tại sa mạc để càn lướt tốc chiến tiêu diệt lực lượng Iraq, tiến chiến thủ đô Bagdagh trong một thời gian kỷ lục;

Những trận đụng độ chiến xa nổi tiếng này đều có đáp số, đó là địa hình bằng phẳng, tiếp vận dư thừa và hỏa lực yểm trợ đầy đủ. Ðể đi vào kết luận cụ thể như chứng minh trong quá khứ, đặc biệt nơi trận mạc rừng rú 719, Trực thăng vỏ trang Phi Ðoàn 213 phải chắc chắn là khắc-tinh đối với các chiến xa như T-54 trở nên kịch kợm mà là những con cua sẳn sàng để lên lò nướng của các Top Gun 213. [làm sao ai hiểu được cuộc đụng độ chiến xa với chiến xa mà phía VNCH toàn thắng không bị thiệt hại …thì có lẽ nhân chứng chính phải là các chiến hữu Thiết đoàn 11 và Chi đoàn 17, còn báo chí Mỹ ca ngợi, đến nỗi xạ thủ trên PT-76 phải bỏ chạy để cho quân Dù tới chiếm đoạt còn nguyên vẹn … đó là công của ai? cũng như chiếc tàu cận duyên bị TQLC chiếm đoạt tại bờ biển Mỹ Thủy, Phong Ðiền 1972 … Quân-sử sẽ phải nói sự thật]

Khi chuẩn bị kế hoạch hành quân Lam Sơn 719 nhằm đánh vào Hạ Lào để cắt đứt đường tiếp vận của Cộng quân, tin tình báo [nhóm phản chiến WIB Bones cố tình lừa gạc] cho biết Cộng quân không có chiến xa tại vùng hành quân. Do đó, những chiến xa thuộc LÐ1/TK vào Hạ Lào coi như không có đối thủ, nhưng khi nhập vùng hành quân, ngoài địa thế xa lạ, khó khăn, chỉ sau vài cuộc đụng độ, thực tế đã cho thấy trái ngược hẳn với dự đoán. Cộng quân chẳng những có cả một Trung Ðoàn Thiết Giáp mang bí số 202, mà còn có cả chiến xa hạng trung loại T-54 với thiết giáp dầy hơn và đại bác 100 ly có hỏa lực trội hơn chiến xa hạng nhẹ M-41 chỉ được trang bị đại bác 76 ly của QLVNCH. Theo tài liệu Cộng quân, bí số 202 bắt nguồn từ khi mới thành lập Trung Ðoàn thiết giáp đầu tiên này của Cộng quân gồm có 202 người được huấn luyện tại Nga Sô và Trung Cộng.

Quân BV có cả một Trung Ðoàn 202 chiến xa tại Hạ Lào là một sự thật hiển nhiên ai cũng công nhận, nhất là sau các trận đánh tại CCHL 31 và CCHL 30 do quân LÐ3 Dù trấn giữ. Nhưng việc Cộng quân có chiến xa hạng trung loại T-54 hay không lại có nhiều người đặt thành nghi vấn. Nhưng đối với Top-gun 213 thì hiểu rỏ chúng chỉ là nhửng tên khổng lồ có đôi chân đất sét, sự thật chúng chỉ quanh quẩn di chuyển trên những mặt đường tương đối bằng phẳng như dọc theo đường-9, thường vào các ngả băng qua đường 9, đường 92, 92B, 914, 913, 922… và lại dựa dẫm vào các PT-76 dể càn bướng trên mọi thế đất.

Nhưng chúng cũng chỉ tung-hoành bên triền Tây của các dảy núi vì sợ bắt chợt 42 khẩu đại pháo của Mỹ bắn qua hên xui như chim mỗ lở trúng thì nguy, cũng kẹt, và "Thật ra, trong Trận Hạ Lào, Cộng Sản Bắc Việt chỉ sử dụng loại chiến tăng PT-76, ngang bằng với chiến xa M-41 của ta là cũng phiền cho ta lắm rồi". Trực thăng vỏ trang 213 buộc vào thử thách thế trận mới trên đường rút lui: Vào khoảng 8 giờ sáng khi mới rời A Lưới được chừng 4 cây số, toán thiết giáp bị sa vào một ổ phục kích khi băng qua môt con suối nhỏ. Cộng quân từ triền núi cao bắn xuống dữ dội khiến chiến xa đi đầu bị bắn cháy, trong lúc 4 chiếc khác và 18 GMC chở đồ tiếp liệu còn chưa qua được giòng suối.

Vì đây là con đường độc đạo nên các xe khác theo sau không thể lách qua những chiếc xe bị hư hại để đi qua được, lợi dụng thế đất nầy làm nơi phục kích. Một số quân Dù tùng thiết nhảy xuống khỏi chiến xa để nghênh địch, trận phục kích kéo dài chừng 3 tiếng đồng hồ; Khi địch quân bị đẩy lui, tổng kết cho biết có 4 chiến xa M-41, 3 M-113 và toàn thể 18 GMC chở đồ tiếp liệu bị hư hại nặng bắt buộc phải bỏ lại. LĐ1/TK sau đó tiếp tục di chuyển về biên giới, nhưng vì địa thế quá hiểm trở rất khó di chuyển, gần 20 xe thiết giáp trước đây được kéo theo từ A Lưới đều bị bỏ lại để các chiến xa khiển dụng có thể di chuyển nhanh và chiến đấu hữu hiệu hơn; Sau đó, OV-10 không thám cho biết một số chiến xa PT-76 và bộ binh địch tràn vào địa điểm phục kích quân BV leo lên các chiến xa bị hư hại của QLVNCH ở phía trước, dùng súng trên xe bắn lên máy bay; cuối cùng, phi cơ được gọi đến để dội bom phá hủy hết các chiến xa bị hư hại này.

Trực thăng võ trang tiếp tục hộ tống đoàn xe trong tầm súng đại pháo 130, 152ly của BV thỉnh thoảng chụp xuống. Tuy vượt qua được tuyến phục kích đầu tiên, nhưng toán Thiết Giáp vẫn còn gặp rất nhiều trở ngại, đặc biệt những “lủng củng nội bộ” giữa toán quân Dù tùng thiết và Thiết Giáp đã có trước đây nơi Ðồi-31, giờ nầy càng thêm trầm trọng. Có dư luận cho biềt bên Thiết Giáp than phiền quân Dù không chịu đi sâu vào hai bên lộ trình để mở đường và phát hiện những ổ phục kích phía trước; Sự lũng cũng nầy theo sư nhận xét của tôi là Ðại-tá Lưởng giao banh cho Ðại tá Luật bằng câu “Tôi luôn luôn muốn được thi hành những nhiệm vụ được giao phó” Nhưng rất tiếc Đại Tá Luật đã không ra lệnh, không có những quyết định và xử dụng quyền hạn như một vị Tư Lệnh khi chỉ huy một lực lượng quan trọng gồm những đơn vị Thiết Giáp và Nhảy Dù dưới quyền” Thiết tưởng, nếu những nhận xét này là chính xác, đã ít nhiều nói lên được một số những khó khăn của Đại Tá Luật trong lúc chỉ huy. Kết quả, Ðại tá Luật được TT Thiệu đem về giao chức hành chánh …xem như Ðại-tá Luật là một chén kiểu quý giá không nên xài mãi có ngày sẽ bị bể mà chỉ nên để chưn-diện trong tủ kín cho mọi người chiêm ngưởng

[Trích một đoạn nhỏ trong sách THE NEW LEGION của VINH TRUONG: During a visit to Vietnam, General Haig had strewn a certain amount of Chaos in his Wake: At forward XXIV Corps on 18 March General Haig told General Sutherland that “Washington would like to see ARVN stay in Laos through April,” The following day he visited II Field Force and told General Commander there “his tentative conclusion is that the time has come for an orderly close-out of the ground operations in Laos.” Both field commanders dutifully reported these Haig observation to Abrams, who must have been somewhat bemused. I thought all U.S generals were totally bemused by all the activity around them due to operation’s objective that was blow-out and kill all two crucial-opponents for Hanoi regime taking over Saigon be not a real blood-bath and Saigon not a “Pebble-Capital”]

TTVT/213 vì những khó khăn về địa thế, yểm trợ cũng như chỉ huy: Con chim đầu đàn bị PT-76 bắn hạ, PHÐ bị xây xác vì flexiglass, Tư lệnh SÐ1KQ cho Ðại úy Trần Duy Kỳ thế nhưng ông bướng bỉnh không chịu về R&R … để rồi phải mất tới 2 ngày, những chiến xa và các TĐ/7 và 8 Dù tùng thiết mới từ A Lưới về được đến CCHL Alpha, một đoạn đường dài chừng 12 cây số vào ngày 20 tháng 3. Trong lúc đoàn thiết giáp lui về biên giới, các pháo đội đại bác cơ giới của Hoa Kỳ cũng triệt thoái khỏi Lao Bảo và Khe Sanh về Đông Hà vì TT Thiệu phá bỉnh kế hoặch đã quyết định 18/1/1971 của Tướng Haig, NSC, Pentagon. Ðó là lý do Tướng Haig bất mãn nên phần lớn hỏa lực của không quân Hoa Kỳ được dùng để bảo vệ cho riêng lực lượng của họ mà thôi, do đó LĐ1/TK lại gặp thêm trở ngại vì thiếu pháo và không yểm khi về gần tới biên giới.

Hành động can đãm nầy của TT Thiệu khiến nhiều báo chí Mỹ ca ngợi TT Thiệu còn có quyền định đoạt chuyện nội bộ của nước mình, trong khi TT Johnson đáng ghét, không làm được chức trách Tổng tư lệnh tối cao quân đội như là sự đề nghị hửu lý theo hệ thống quân giai: Tư lệnh chiến trường Westmoreland đề nghị lên Tổng tham mưu trưởng Liên quân chỉ cho quân lực VNCH được phép hợp lý đánh đuổi quân thù ra khỏi biên giới Lào/Việt mà có được với người Số-3 trong vị thế ở Bộ Ngoại giao là William Averell Harriman, vì Harriman là thủ lảnh của War Industries Board. TT Johnson vì liêm sĩ và không dẹp nổi bọn WIB nầy, nên đành tuyên bố trên TV quyết định sẽ không tái ứng cử kỳ 2, một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sữ Hoa Kỳ; Cũng vào lúc Bộ Trưởng Tư Pháp Robert Kennedy bị ám sát y chang người anh TT Kennedy; Ðệ nhứt phu nhân Johnson quá sợ hải bèn chêm thêm một câu “dù ai đó có tha thiết đề nghị!” Sự thật 1964 TT Johnson đã ký OK nhưng Harriman không khán ký [xem trong sách The New Legion để rỏ thêm] thì làm gì có cuộc Hành Quân Lam Son 719 nầy! Tại sao người anh em phía bên kia có cơ hội hoà hợp hòa giải dân tộc mà đổi lại trả thù đày-ải chúng tôi, không chịu hiểu được chúng ta đều là tay sai của ngoại nhân?

Với một nhúm Trực thăng vỏ trang của Phi đoàn 213 chỉ có yểm trợ cho Dù, bây giờ phải cán-đán công việc yểm trợ cuộc hành quân lui binh bay dưới sự đe doạ thường xuyên của Pháo binh BV bắn chụp xuống. Chúng tôi đặt trọng tâm cover về Khe Sanh càng nhanh càng tốt, để BV không kịp đuổi theo … chúng tôi bắn xuyên phá trước mặt đoàn convoy từ 50 đến 100 thước vào những bụi Tre gai đáng nghi và bất chấp pháo binh BV rà đuổi theo.

Tuy rằng, đoạn đường ngắn từ CCHL Alpha đến CCHL Bravo không xảy ra biến cố quan trọng nào; Nhưng khoảng 5 cây số còn lại là một quãng đường dài như vô tận đối với các chiến xa của LĐ1/TK, khi về gần đến biên giới, đoàn thiết giáp lại bị phục kích lần nữa. Lúc nầy chúng tôi cùng TTVT Cobra phối hợp yểm trợ cuộc lui binh; Mỗi buổi sáng hợp hành quân tôi luôn gặp Ðại tá Cockerham Tư lệnh Lữ-đoàn 1 Không Kỵ. Chúng tôi thường ăn sáng tại Mess-Tentshelter và thường gặp phi công thuộc Ðại đội C/7/7/1 Air-Cacalry/Cobra để bàn [briefing] chuyện yễm trợ trong ngày - Trên đường về, chúng tôi 3 chiếc Gun đang đổ xăng và tái trang bị hỏa lực để tiếp tục công tác ngay. Vì bay cả ngày, đêm không ngủ được, tiếng đại bác yểm trợ cứ luân hồi tác xạ, nên tôi chĩ bay copilot ngồi bên trái vào vị trí chiếc wing-2 hoặc-3. Trên đường thay thế air cover cho LÐ1ÐN - Lúc nầy, Ðại úy phi công Farrell thuộc Ðại-đội C/7/17 Không Kỵ Hoa Kỳ đang hùng dũng oanh kích quân BV,.chiếc trực thăng võ trang Cobra cùng với một viên phi công Warrant Officer gan dạ khác. Chiếc Cobra thứ nhì do hai viên phi công Lancaster và Jim Manthel điều khiển. Hai chiếc trực thăng võ trang Cobra đang lao vào vùng rừng núi Hạ Lào.

Vừa qua khỏi biên giới không xa, họ đã nhìn thấy đoàn thiết giáp đang bị chận đứng tại một khúc đường cong về hướng Nam nhìn trên không giống hình chiếc móng ngựa; Bên trong khúc quanh là một khu rừng rậm rạp âm u trông giống miệng rắn đang hả to ma quái. Đoạn đầu của đoàn thiết giáp đang bị chận đánh dữ dội ở khúc cong phía đông, để lại phía sau gồm các chiến xa chỉ huy còn đang ở khúc cong phía tây bị rừng cây che khuất; Trong khi các chiến xa đi đầu còn đang lúng túng chưa khai hỏa được vì sợ bắn trúng chiến xa bạn ở khúc quanh bên kia, may mắn Chiến-đoàn trưởng Dù, Trung tá Ngọc dùng Anh ngữ hướng dẫn các trực thăng võ trang Cobra vào trận. Từ trên không, Đại Úy Farrell nhìn thấy rõ một toán quân BV ẩn nấp tại sườn đồi phía bắc đang dùng súng B-40 và B-41 nã đạn xối xả vào đoàn xe. Chúng tôi vừa tới nhìn thấy những làn khói trắng từ đuôi đạn tuôn ra trúng vào một chiến xa và một thiết vận xa khác, xăng và đạn trong hai chiếc thiết giáp này bốc cháy dữ dội, pháo tháp của chiến xa M-41 không còn kiểm soát được quay qua quay lại như đầu Lân trong đám lửa khói và đạn nổ.

Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên thầm nhủ:
-“Trời! Với tằm mắt điên-tiết hiếu chiến của tôi, cảnh tượng hệt như trong phim chiến tranh thời thế chiến-2”
-Chiếc Cobra của phi công Lancaster nhào xuống trước; Đại Úy Farrell bay sát phía sau để yểm trợ theo đúng chiến thuật, bắn đại liên, phóng lựu và hỏa tiễn vào khu đồi dọc theo hướng từ nam lên bắc. Đột nhiên, ba vị trí phòng không 12 ly 7 của Cộng quân đồng loạt khai hỏa từ khu rừng cây phía dưới. Ðây là thế bắn mà Tam trùng Phạm Xuân Ẩn đã nói và thách thức sự hiểu biết của tôi trên [khi quá giang] chiếc C-119; Trong thế liên hoàn ba gốc hỏa lực của tam giác cân mà lúc phi cơ xạ kích đang kéo đầu lên sau khi nhủi xuống xạ kích.

Những lằn đạn chỉ đỏ rực theo đường bay sát hai chiếc Cobra, gần đến nỗi tôi tưởng chừng chỉ với tay ra là có thể nắm được! Farry vội liên lạc vô tuyến báo cho phi công Lancaster về ba họng súng phòng không nguy hiểm đang khạc lửa từ khu rừng cây phía dưới. Hai chiếc Cobra vội bay tạt ra xa rồi dùng tất cả hỏa lực salvo vào các ổ phòng không. Sau ba vòng oanh kích, chỉ còn một ổ phòng không hoạt động, Trực thăng của Đại Úy Farrell cũng đã bắn hết các hỏa tiễn mang theo nên thông báo cho chiếc Cobra dẫn đầu biết cần về Khe Sanh để tái vũ trang. Phi công Lancaster cho biết mình cũng chỉ còn vài trái hỏa tiễn và sẽ nhào xuống lần nữa để tiêu diệt nốt ổ phòng không cuối cùng; Đại Úy Farrell cố thuyết phục Lancaster đừng làm như vậy vì oanh kích không có đồng đội bắn yểm trợ sẽ rất nguy hiểm, nhưng chiếc trực thăng kia vẫn ngoan cố lao xuống mục tiêu.

Gần như cùng một lúc với những trái hỏa tiễn nổ tung tại vị trí địch, một loạt đạn phòng không bắn trúng vào chiếc Cobra, Lancaster thông báo bị trúng đạn vào cánh quạt sau đuôi rồi yêu cầu Lead Farrell yểm trợ cho anh đáp khẩn cấp. Farrell vội hướng dẫn chiếc trực thăng bạn bay xa hơn về hướng Nam, nơi có một bãi cỏ tranh khá rậm. Phi công Lancaster vừa ráng bay theo vừa cố giữ cho phi cơ thăng bằng. Nhưng chiếc trực thăng vì cánh quạt đuôi đã bị hư hại nên mât thăng bằng, rung chuyển tăng dần high frequency dữ dội, bắt đầu đảo lộn rồi rơi xuống đất; Khi phi cơ tản thương Dusk stuff tới được nơi chiếc Cobra lâm nạn, họ tìm thấy xác hai viên phi công đã chết vì bị gẫy cổ khi trực thăng rơi counter clockwise xuống đất.

Nhờ vào kinh nghiệm chứng kiến và địa hình trước mặt, nảy giờ chúng tôi làm vòng chờ khuất tằm quan sát của địch, ở sau đồi trọc và có đám rừng cây, trên đầu quân bạn, Chúng tôi chưa chắc đả ngán họ, nhưng mục tiêu chính là làm cách nào cho đoàn quân xa được an toàn rút lẹ về Khe Sanh để khỏi bị các “Chốt-chận” cấp Tiểu đoàn hay tệ hại hơn là cấp trung đoàn, vì theo tin tù binh chúng có hai trung đoàn toan làm chốt chận và quyết tử với quân bạn có chiến xa yễm trợ; T-54 đối với chúng tôi như là những người khổng lồ với đôi chân đất sét chậm chạp đáng thương hại, nhưng đối với quân bạn là một trở ngại chính. Như các T-54 đã cố làm nút chận không cho chiến xa ta tiến đến tiếp viện cho Ðồi-31; Bây giờ đội hình tác chiến của phi đội 213 có nhiều thay đổi về mặt chiến thuật; Hoàn toàn không còn ngụy hóa âm thanh như lần yểm trợ cho Ðại đội trinh sát Dù.

Chúng tôi dùng chiến thuật 90 độ ngược lại đoàn xe. Ðội hình tác chiến luân phiên yểm trợ che kín, 3 chiếc hình thang bên trái [Left-Echelon] Trung úy Tiến Lead, Tôi wing-1 và Trung úy Lưu wing-2; Chúng tôi dùng chiến thuật “Ðộn rừng” núp sau sườn đồi móng ngựa. Khi vừa ló dạng khỏi sườn đồi, Lead Tiến ra lệnh đồng loạt tác xạ; Các xạ thủ chồm hẳn ra ngoài dí đầu súng 6 nòng quay tích, một bầu lữa đỏ trước mũi phun ra 4000 viên phút xuống rừng Tre gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi là các hầm hố quân BV đang phục kích theo như con mắt cú-vọ kinh nghiệm chiến trường của các xạ thủ mà tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6 anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên đầu quân BV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc mỗi gần hơn.

Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính sau; Quân BV nầy có kinh nghiệm, vì họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn thấy sát-thủ vừa bay qua.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc Lead của Tiến quẹo gắt qua Phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua Trái lead 4 minigun bao vùng trên điểm phục kích bắn xối xả vào luôn chiến xa bạn vì quân BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.

Tôi cho lệnh tất cả chiến xa kể cả bạn và địch nằm phía trước đoàn quân xa đều phải tiêu diệt, Tiều đoàn 8/Dù cho lệnh như vậy; Chiếc Lead bắn hết rockets xuống làm trail cho chiếc 3; Tôi lấy cao độ và tiếp tục phá hủy các chiến xa còn lại, trong khi luôn luôn 4 khẩu minigun vẩn tiếp tục cover 2000 viên phút; Nhưng có lẽ vì quá mệt mỏi, nên những chiếc rockets của tôi bắn ra đều gởi thiên gỡi địa hết. Tôi bảo đãm đoàn convoy nên mau tiếp tục di chuyển với phần hoả lực còn lại của chúng tôi; Trong khi đó, đoàn thiết giáp của LĐI/TK đã củng cố được đội hình và đang bắn trả dữ dội; Phi cơ phản lực được gọi tới để dội bom vào các vị trí phục kích của Cộng quân, nhưng không may một trái bom Napalm lại đánh lầm vào quân bạn khiến 12 người chết và gần 100 người khác bị thương! Tôi điên tiết, liền vặn qua UHF 233.7 “Stop held it Charlie …Mother fucker you pissed Goddamn wrong place…”

Chiếc A-6 Intruder vẩn còn rán chơi một pass nữa mới chịu ngừng rồi bay ra biễn. Làm sao tôi không điên tiết cho được, cũng trục lộ nầy, cũng Tiểu đoàn-8 Dù nầy trong những ngày đầu Skyspot đã “cố tình thúc đít” quân bạn bằng Bôm Bi CBU-24, bây giờ lại “Vô tình thả lạc” làm chết và bị thương một số cũng Dù và Thiết Giáp trong đó có Tiểu đoàn Phó TÐ-8, con người lổi lạc nầy chưa kịp nhập trận thì đã bị thương. Hai đại đội Trinh Sát TÐ-8 Dù xuất sắc nầy đã chiến đấu cùng chúng tôi như môi với răng. Tiểu đội mũi nhọn tiên phuông phải choàng panel Vàng-Cam nơi lưng kẹp vào nón sắt để chúng tôi cover từ 50 đến 100 thước, trước các buị Tre gai thường có hầm trú ẩn trên đường tiến sát, thỉnh thoảng nơi bụi Tre lại có một tiếng nổ phụ làm kinh hoang tiểu đội xung kích. Lỗi thả bom lầm nầy do FAC Mỹ Việt thiếu phối hợp. Cuối cùng, địch quân cũng bị đẩy lui, nhưng có thêm 6 xe thiết giáp bị cháy.

Đại Tá Luật phải tập trung các xe còn lại để củng cố đội hình di chuyển. Cung từ của tù binh bị bắt trong trận phục kích cho biết còn có khoảng 2 Trung Đoàn địch đang phục kích sẵn ở phía trước chờ tiêu diệt đoàn xe, Đại Tá Luật vội thông báo tin này về BCH/SĐ Dù và yêu cầu cho quân mở đường. Tướng Đống lập tức đáp ứng bằng cách điều động một đơn vị quân Dù khai thông đoạn đường còn lại để giữ an ninh lộ trình cho đoàn thiết giáp. Nhưng theo tôi, không rõ vì sơ sót hay vì lý do nào khác giữa sự lũng cũng của Dù và Thiết giáp. SĐ/Dù không thông báo cho biết lộ trình đã được giữ an ninh. Vì vậy, Đại Tá Luật đã ra lệnh cho toán thiết giáp rời đường số 9, băng rừng về hướng Tây Nam tương đối bằng phẳng để tránh các ổ phục kích.

Thật sự, nếu Đại Tá Luật cứ xử dụng đường số 9 như dự trù, có lẽ các chiến xa còn lại sẽ về tới phần đất Việt Nam an toàn hơn. Quyết định “băng rừng” quan trọng này của Đại Tá Luật không biết đúng hay sai, hoặc lỗi phải vế ai, nhưng đã gây nhiều khó khăn và tổn thất cho đoàn thiết giáp. Di chuyển trên đường số 9 đã khó, khi xử dụng đường rừng lại càng gian-nan hơn, cây cối rậm rạp, đất-đai ẩm thấp lại nhiều khe suối nên dễ bị lún; Hơn nữa, vì phải tự mở đường đi trong rừng xe cộ chẳng còn giữ được đội hình nên di chuyển rất hỗn loạn, nhiếu khi bị địch quân bắn cũng không phản pháo tiếp cứu được nhau. Trong khi đó, các đơn vị Dù tùng thiết vẫn tiếp tục rút theo trục lộ đường số 9 có sự yễm trợ đáng tin cậy của P/Ð213 như Tướng Ðống đặt hết niềm tin nơi tôi trước khi xung trận tại cứ điễm Fuller, Ðông Hà.. Cảnh hỗn độn như vậy, việc phối hợp yểm trợ với không quân và pháo binh hầu như không thể nào thực hiện được

Kết quả thiệt hại của Sư-đoàn 101 Không Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác chiến: S/Ð 101: 215 chết, 38 mất tích. Phi cơ: 618 trúng đạn; 82 rớt bên Lào, 26 nội địa VN. LÐ51TC: 10 chết, 4 mất tích, 11 bị thương (phần nhiều đoàn viên gunship) Hầu hết phi cơ đều trúng đạn ít nhứt một lần. Bên Lào, 4 chiếc bắn rơi trên không; Tại các Ðồi-31: 2 H-34 + 2 UH1-H; -Ðồi-30: 3 UH1-H, -A-Luối 1 UH1-H, -Hồng-Hà-2 UH1H, và 1 Gunship nội địa

LÐT51TC: TRƯƠNG VĂN VINH

No comments:

Post a Comment