Wednesday, March 30, 2016

Hận Tha La - Hồng Trúc


Cho Người Vào Cuộc Chiến Từ Đó Em Buồn Chuyện Một Người Đi Vườn Tao Ngộ Song Ca Hồng Trúc - Vy Duy Rừng Lá Thấp

Sunday, March 27, 2016

The Effects of Vietnamization on the Republic of Vietnam's Armed Forces, 1969-1972 Three Military Operations that Illustrate the Impact of American De-escalation during the Vietnam War

by John Rincon

LAOS

In October-November 1970, domestic and political pressure again compelled Nixon and Kissinger to accelerate the timetable for U.S. troop withdrawals from South Vietnam. By the beginning of 1971, roughly 180,000 American troops remained in Vietnam (about one third of the peak U.S. strength.)(35) Moreover, it was anticipated that by the summer of 1972 only a small residual, logistical-type U.S. force of about 40,000 personnel would remain.(36) Thus, MACV thought that the dry season of 1970-71 (October-May) would be a good opportunity for the South Vietnamese to take the offensive. MACV could then objectively critique the impact of Vietnamization on ARVN up to that point. In effect this would be a “coming out party” for ARVN, and a chance to show the Communists they could initiate large operations without major U.S. involvement.(37) This was the basic rationale that led to a White House proposal to launch an invasion into Laos in February 1971.(38) The origins of a planned invasion of Laos illustrate how Henry Kissinger came to dominate not only the negotiations to end the war, but also showed how for all intents and purposes became the de facto chairman of the American Military Joint Chiefs of Staff. Nixon had basically abdicated his authority over the American military and the process of Vietnamization to Kissinger, at that time a “mere” special assistant to the president.(39) It was a very strange circumstance that found the respective commanders of the different branches of the U.S. military having to go through Kissinger before being able to discuss operations with President Nixon. Many senior level military personnel have since commented that it was a situation where Kissinger was essentially doing the job of secretary of defense and secretary of state at the same time.

Politically, the objective of the Laotian campaign would allow the final phase of Vietnamization to move forward on Kissinger's schedule. Militarily, the operation was to seize the Communist logistic complex in the Tchepone area. This region was a key strategic junction of supply routes along the Ho Chi Minh Trail. A successful campaign was considered necessary by MACV to help buy time for ARVN to reach its training and modernization goals. (40)

Operation LAMSON 719, the South Vietnamese designation given the operation, involved some of their best troops—the 1st ARVN Division, 1st Armored Brigade, and three ranger battalions from I Corps; and most of the elite Airborne Division and Marine Division from the JCS's strategic reserve. The overall commander of LAMSON 719 was Lt. General Hoang Xuan Lam, commanding general of I Corps, whose reputation as a combat commander was deemed “mediocre” by U.S. advisors.(41)

Senior American and Vietnamese leaders were therefore quite aware of the great risks involved in committing ARVN forces to a major offensive more or less completely on their own.(42) In December 1970 the U.S. Congress had imposed a legal prohibition on the expenditure of funds for any American ground forces operating outside South Vietnam. This would mean that the ground operations in Laos would have to be conducted solely by South Vietnamese troops without American advisors. Thus, U.S. forces were allowed to support LAMSON 719 with only limited tactical air support and long range artillery operating from South Vietnamese bases.(43) The prohibition of American advisors, partly as a result of the final phases of Vietnamization, was a new and potentially critical obstacle to closely coordinated operations. ARVN commanders were accustomed to counting on their American counterparts in arranging for U.S. air, heavy artillery, and logistical support.

Nixon was counting on the ARVN invasion of Laos to achieve two political objectives, as well as its military goals: To show the Communists that ARVN had become a viable fighting force, and pressure Communist officials in Paris to respond more favorably to Kissinger's peace initiatives.

Although LAMSON 719 began on schedule on 8 February 1971, just about everything went wrong from the beginning. Bad weather limited tactical air support the first day, and heavy rains on 9 February turned Route 9 into a quagmire.(44) Five days into the invasion and meeting only light resistance, an operation slated to last three months, stalled. Kissinger later claimed that on 12 February South Vietnamese President Nguyen Van Thieu, feared that some of his best units were at risk, ordered his commanders to proceed cautiously and to cancel the operation once 3,000 casualties had been incurred.(45) Though ARVN units were allowed to resume the operation, the “taint” of the casualty directive by Thieu, and the fact that ARVN was meeting much stiffer resistance than anticipated caused the government in Saigon to re-assess the operations objectives.(46) Now instead of keeping an ARVN presence in Laos for ninety days, Thieu merely wanted to capture Tchepone, apparently for political and morale reasons.(47)

General Abrams, by now extremely frustrated with Thieu's actions and an apparent dearth of ARVN initiative, summed up the situation in a message sent to General Lam, Abrams stated, “you go in there just long enough to take a piss and then leave quickly.”(48) Finally, on 7 March the South Vietnamese occupied the deserted village of Tchepone, and on 8 March they abandoned it. Leaving behind many of their 1,830 casualties to an uncertain fate in the hands of the North Vietnamese.(49) On 7 April 1971, Nixon proclaimed in a televised speech to the American people that the South Vietnamese had demonstrated in Laos that, “without American advisors they (ARVN) could fight effectively against the very best troops North Vietnam could put in the field. Consequently, I can report tonight that Vietnamization has succeeded.”(50) Privately, however, Nixon and Kissinger thought LAMSON 719 “was clearly not a success,” and had exposed lingering deficiencies in Vietnamization.(51) The other major problems caused by the debacle of LAMSON 719, was that the North Vietnamese viewed the operation as “a big defeat” for Vietnamization, which encouraged the communists to persist and endure, realizing that American de-escalation would very shortly be completed.(52) The operation also exposed a gigantic logistical problem that the South Vietnamese were never able to rectify; that being without American logistic experts in country, ARVN was extremely hard pressed to move the supplies needed for large operations. This would come to haunt ARVN the following April when the Communists initiated their largest attacks of the entire war.(53)


FOOTNOTES
(35). The 25-Year War: America's Military Role in Vietnam. 105.
(36). Ibid., 105.
(37). Ibid., 217.
(38). White House Years. 984-985.
(39). Ibid., 985-987.
(40). The 25-year War: America's Role in Vietnam. 109.
(41). Ibid., 109. South Vietnman was broken up into four military Corps or areas. I Corps (referred to as “eye-corps”) was the northern most sector of South Vietnam which bordered the demilitarized zone (DMZ.) The Corps geography contained many of the countries most strategically important cities and military regions, i.e., Hue, Dong Ha, Khe Sanh, and Quang Tri.
(42). Tolson, John J. Air Mobility, 1961-1971: The Vietnamese Studies Series (Washington, DC: Department of the Army, 1973), 144.
(43). Ibid., 147.
(44). The 25-Year War: America's Military Role in Vietnam. 111. Route 9 branched off to the east from Highway 1 (the main north to south highway in South Vietnam,) at Dong Ha. From there Route 9 traveled through Camp Carrol, Khe Sanh, and across the border into Laos ending at the Laotion village of Tchepone. Thus, becoming the main logistical artery for re-supply for ARVN troops entering Laos.
(45). White House Years. 1004. President Thieu in subsequent interviews has always denied setting a casualty limit for the operation.
(46). Nixon's Vietnam War. 245.
(47). Ibid., 245.
(48). Ibid., 2476.
(49). Haldeman, Harry Robbins. The Haldeman Diaries: Inside the Nixon White House (New York: Putnam, 1994), 486.
(50). Ibid., 488.
(51). Ibid., 489.
(52). Nixon's Vietnam War. 248.
(53). On strategy: A Critical Analysis of the Vietnam War. 279.

The Effects of Vietnamization on the Republic of Vietnam's Armed Forces, 1969-1972 written by John Rincon.




















Các Lữ Đoàn Nhảy Dù trong tháng ngày cuối cùng





Hàng năm, cứ mỗi độ tháng Tư về, là thiên hạ lại thấy xuất hiện trên báo chí và mạng lưới, những tin tức hình ảnh liên quan đến biến cố tháng Tư năm 1975. Năm nay, cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của tác giả Phạm Huấn bỗng được thấy đặc biệt chiếu cố, khai thác đều trên các mạng lưới. Và tên tuổi Phạm Huấn được đặc biệt nhắc nhở, đề cao. Một nét đặc biệt hơn nữa : đến những chữ nghĩa trong cuốn “Đại Thắng Mùa Xuân” của răng-đen-mã-tấu Văn Tiến Dũng, cũng được trang trọng trưng bày, xen kẻ với chữ nghĩa của Phạm Huấn! .. Lý do tại sao, xin dành quyền thẩm định phê phán khách quan lại cho quý độc giả, sau khi đọc xong bài viết nhỏ bé này.
Khoan thai mà nhận diện tin tức, chúng ta thấy có hai phần khác nhau :
Phần 1 là những trích dẫn từ ngay trong chính cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của tác giả Phạm Huấn. Và phần 2, là những bài viết khác, nhưng cũng nhằm vào một hướng: mạt sát Miền Nam Việt Nam ngày trước !
Hãy bắt đầu bằng những trích dẫn từ ngay trong cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên”.
Trong phần này, trên nhiều mạng lưới, thấy có trích ra nhiều đoạn, mô tả nhiều diễn tiến dồn dập, ào ạt, nóng bỏng. Trong dòng diễn tiến cuồn cuộn đó, có một đoạn trích dẫn “bắt mắt” tôi nhất. Bắt mắt tôi, vì cường độ chữ nghĩa của tác giả cũng có, và vì giá trị xác tín của nguồn tin cũng có.
Xin chép lại nguyên văn đoạn này :
“Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù tăng phái cho Mặt trận Khánh Dương, buông súng trưa ngày 1.4.1975, sau khi vỡ tuyến, bị tràn ngập, và không còn được tiếp tế, liên lạc được với quân đoàn II. Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù bị tổn thất 70% lực lượng. Đó là thực trạng và tinh thần chiến đấu của các đơn vị chủ lực Quân Đoàn II, và Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trong những ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên, Pleiku, Kontum, Nha Trang : Chưa đánh đã bỏ chạy ! Đúng !”…
Nếu là người dưng nước lã, đọc thoáng qua, chắc tôi cũng chỉ dững dưng đọc tiếp. Nhưng riêng tôi, không là người dưng nước lã với LĐ3ND. Tôi đã có những tháng năm phục vụ trong đơn vị này. Sự thật không phải như vậy. Hoàn toàn không.
Nhân đây, tôi cố gắng trình bày lại, hầu quý độc giả, tất cả những diễn tiến, mà các đơn vị Nhảy Dù Việt Nam có tham dự trong những tháng ngày cuối cùng của cuộc chiến. Trước khi mổ xẻ đoạn văn của Phạm Huấn trên đây, tôi xin thưa trước một điều.
Vì nhu cầu trình bày mạch lạc tin tức dữ kiện, để Quý Vị dễ theo dõi, sẽ có đôi lúc tôi phải viết lên liên hệ của cá nhân tôi với các đơn vị này. Xin đừng hiểu lầm, là người viết muốn nói về “cái tôi” của mình.
Trong biển lửa mênh mông và cường độ khốc liệt của cuộc chiến bất hạnh đó, tôi nghĩ, và tôi chắc rằng, mỗi chúng ta chưa đáng là con đom đóm. Từ các cấp lãnh đạo, chỉ huy của Việt Nam, cho đến cả Đại Sứ Mérillon của Pháp, ngay cả chính Đại sứ Graham Martin của Mỹ, cũng chỉ là nạn nhân, phục vụ cho quyền lợi kinh tế và chiến lược tối thượng của Hoa Kỳ và Trung Cộng. Ra hải ngoại này, “cái tôi” là điều mà đại đa số qúy vị độc giả, trong đó có chính tôi, đã quá kinh tởm, trong rừng lúc nhúc các “Bút ký chán chường” !
Trọn năm 1973, tôi là Lữ Đoàn Phó LĐ này, hành quân vùng “Động Ông Đô” ở Quảng Trị. Đụng chạm suốt năm, nhiều kỷ niệm mồ hôi xương máu, ký ức còn nóng hổi như mới ngày hôm qua.
Tháng Giêng năm 1974, Bộ Tư Lệnh Nhảy Dù bổ nhậm tôi làm Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, thay thế Đại Tá Nguyễn Thu Lương (K4TĐ).
LĐ2ND ở lại bắc Quảng Trị, trách nhiệm vùng khoảng phía tây Phong Điền/La Vang, dưới sự phối hợp và kiểm soát hành quân của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh/TQLC. Còn lại, SĐND(-) được Trung Tướng Ngô Quang Trưởng TL/QĐI điều động về nam đèo Hải Vân để giúp trấn giữ Đà Nẵng.
Hòa Đàm Ba-Lê kết thúc ngày 27 tháng giêng năm 1973 : Henry Kissinger và Lê Đức Thọ được giải “Nobel Hòa Bình” sau đó, là bản án bức tử cho “đồng minh” Nam Việt Nam, vì quyền lợi chính trị và chiến lược của chính “đồng minh” Hoa Kỳ ! Cộng sản Hà Nội không còn có nhu cầu nhắm chiếm Huế để làm “Thủ đô” cho Nguyễn Hữu Thọ và Nguyễn Thị Bình nữa. Họ dồn áp lực tối đa vào Đà Nẵng và Ban Mê Thuột, và mục tiêu tối hậu là … Saigòn.
Sau đúng 1 năm ở lại Quảng Trị, tháng 12 năm 1974, tôi bất thần lại được Chuẩn Tướng Lê Quang Lưỡng, Tư Lệnh Dù sau cùng, cho lệnh tôi bàn giao LĐ2ND ngược lại cho Đại Tá Nguyễn Thu Lương.
Tôi trở về BTL/Phòng 3 Hành Quân (ở Non Nước, Đà Nẵng) nhận lệnh mới. Tiễn tôi ra trực thăng Chỉ huy, là “Moshe Dayan” Tr/tá Lữ Đoàn Phó Trần văn Sơn K8TĐ. Anh em Dù gọi Sơn như vậy, vì Sơn đã bị thương mất một mắt, ngày còn là ĐĐT ở TĐ5ND, nhưng vẫn tình nguyện ở lại với đơn vị.
Tại căn cứ Non Nước, công việc của tôi hằng ngày, là bay đi kiểm soát phần Huấn luyện của các đơn vị Nhảy Dù “Đa Năng”. Đây là những Trung đội và Đại đội, được rút ra từ 6 Tiểu đoàn Nhảy Dù cũ đang tham chiến trong vùng Thường Đức và Đại Lộc, phía tây Đà Nẵng, thuộc các LĐ1ND (Tr/Tá Nguyễn Văn Đỉnh K15VB) và LĐ3ND (ĐT Lê Văn Phát). Khi tôi còn trách nhiệm LĐ2ND tại bắc Hải Vân trong năm 1974, chính tôi cũng nhận được lệnh rút các Trung đội và Đại đội từ các Tiểu đoàn Cơ hữu của tôi (TĐ5, 7, và 11ND), gởi đi Huấn luyện “Đa Năng”.
Địa điểm Huấn luyện nằm ngay trong vùng trách nhiệm hành quân của LĐ3ND, phía Tây Đà Nẵng, nên tôi gặp “Bố Già” Phát rất thường xuyên.
Các đơn vị Huấn luyện, đi “bứng chốt” ban ngày, và chạm địch ban đêm như cơm bữa.
Hạ tuần tháng Giêng năm 1975, tôi được lệnh Chuẩn tướng LQ Lưỡng, đưa “Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù”, đơn vị có cái tên mới cáo cạnh, về Saigon nhận lệnh Bộ Tổng Tham Mưu (vì Bộ Tư Lệnh/SĐND còn ở Đà Nẵng).
Khi kéo quân ra khỏi vùng hành quân của LĐ3ND, tôi hỏi “Bố Già” Phát :
“Đại Tá Lương đang ở đây, sao ông Tướng không để Đại Tá Lương đi, mà kéo tới kéo lui chi rắc rối vậy, Đại Tá có biết không” ?
Tôi hỏi vậy, vì các Tướng Bùi Thế Lân, Tướng Lê Quang Lưỡng, Tướng Ngô Quang Trưởng, và hai ông Đại Tá này là bạn cùng khóa 4 TĐ với nhau. Giọng Bố Già Phát bỗng nghiêm trọng hơn thường ngày :
“Ở đây nặng, nhưng đơn giản. Chỉ có thằng Việt cộng trước mặt thôi. Mấy năm nay, TQLC và Dù không được về Saigòn. Về đó, Ngọc nhớ phải thận trọng mọi mặt … ”
Sáng ngày 20 tháng Giêng năm 1975, tôi đang ngồi trên xe Jeep tại bến tầu Đà Nẵng để xem các Tiểu đoàn chuyển quân xuống Chiến hạm của HQVN để về Vũng Tầu, thì Chuẩn Tướng Lưỡng đến nơi bằng xe. Ông hỏi diễn tiến công việc ra sao. Tôi trình bày vắn tắt, là suông sẻ như kế hoạch. Và nhân đó, có hỏi “mi mí” ông Tướng, xem nhiệm vụ của tôi ở Saigon trong vài ngày sắp tới, đại khái như thế nào.
Tướng Lê Quang Lưỡng đăm chiêu :
“Đánh rắn, phải đánh giập đầu. Đáng lẽ phải có Tổng Trừ Bị bảo vệ Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Tham Mưu từ sớm hơn, như hồi Mậu Thân vậy. Anh về đó, tình hình sẽ không nhẹ nhàng gì hơn ngoài này đâu. Khác với các Lữ Đoàn còn lại đây, là tình hình có thể đột biến bất ngờ, mà anh chỉ có một mình. Ngoài việc điều binh ra, anh phải cảnh giác luôn luôn, báo cáo chặt chẻ với tôi. Trường hợp thật đặc biệt, phải có lệnh của tôi”.
Ông Tướng không nói rõ, nhưng tôi đã hiểu mi mí, qua câu nói của ông anh “Bố Già” Lê Văn Phát. Dĩ nhiên, chuyện loại này, chả ông nào nói rõ trước cả. May quá, thời cuộc không xoay chuyển về hướng đó. Sau này, đọc Hồi ký của Tướng Lê Quang Lưỡng ở hải ngoại, mới thấy ông nói rõ hơn.
Và ông tướng vội vả ra đi, trước khi bảo tôi giao cho các Tiểu Đoàn Trưởng đôn đốc việc hải hành. Còn tôi, thì ra ngay phi trường, đã có nhân viên BTL/Phòng Tư lo phương tiện C-130 bay về trước, trình diện Bộ Tổng Tham Mưu nhận lệnh.
Tôi ghi lại đoạn này, để quý độc giả theo dõi mạch lạc hơn, vì trong những biến cố sau cùng, các LĐ2ND và LĐ4ND vừa kể, lại sẽ còn dính líu đến hoạt động của LĐ3ND, đơn vị đã bị Phạm Huấn khai tử trước, trong cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên”, trước khi lịch sử của cuộc chiến tranh lạnh thế kỷ thứ 20 bức tử Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau đó.
Tôi rời Bố Già Phát, nhưng không phải vì thế mà tôi “mất dấu” LĐ3ND.
Tình hình điều động và tham chiến của các Lữ Đoàn và Tiểu Đoàn bạn trong binh chủng, đều được ban tham mưu Lữ Đoàn thuyết trình hằng ngày. Sau nhiều trận chạm địch, các Tiểu đoàn được hoán chuyển, để Binh sĩ được về thăm gia đình, đơn vị được bổ sung và chỉnh bị. Cho nên tại vùng hành quân, ít khi các Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn có được đủ mặt các Tiểu đoàn Cơ hữu của mình.
Thường thì mỗi Lữ Đoàn Nhảy Dù tham dự hành quân với 3 Tiểu đoàn tác chiến, một Tiểu đoàn Pháo Binh ND, một Đại đội Công Binh ND, một Đại đội Truyền Tin ND, một Đại đội Quân Y ND, một Đại đội Trinh sát ND, và Đại đội Chỉ Huy Công Vụ (Các ban Tham mưu Lữ Đoàn, Quân cảnh, An ninh, Súng cối ..)
Đúng 2 tháng sau khi tôi rời Vùng I Chiến Thuật, thì SĐND cũng được Bộ TTM điều động về Saigòn. LĐ3ND xuống tầu Hải Quân, rời Đà nẵng ngày 15 tháng 3. Đang lênh đênh trên biển, thì được lệnh tấp vào Cầu Đá Nha Trang : LĐ3ND được tăng phái cho QĐII, theo đơn xin của Thiếu Tướng Tư Lệnh Phạm Văn Phú. Bộ Tư Lệnh/SĐND cùng các Lữ Đoàn 1 và 2 tiếp tục hải hành về hướng Nam.
ĐT Lê Văn Phát được lệnh di quân gấp lên đèo Khánh Dương, lập phòng tuyến. Nhiệm vụ là : trì hoãn trục tiến của các đơn vị Cộng quân, bọc hậu cho các đơn vị bạn trong vùng giao phó.
Sau khi Ban Mê Thuột thất thủ, lực lượng Cộng quân ào ạt trên các trục đông tiến này, gồm có các các Sư đoàn F10, 316 và 320 CSBV.
Trục địch quân đi ngay vào tuyến án ngữ của LĐ3ND trên đèo Khánh Dương, chính là Sư đoàn F10, cùng với một Trung-đoàn chủ lực miền, và Đặc công, Giao liên. Tổng cộng đông gấp 5 lần lực lượng của Nhảy Dù tại đây. Cộng quân có đầy đủ pháo yểm, trong khi LĐ3ND chỉ có hỏa lực của 1 Tiểu Đoàn Pháo binh 105 ly cơ hữu. Đó là tương quan lực lượng chính xác tại đèo Khánh Dương ngày 17/3/75.
Lúc bấy giờ LĐ3ND của Bố Già Phát gồm có TĐ2ND (Th/tá Trần Công Hạnh K20/VB), TĐ5ND (Tr/Tá Bùi Quyền K16VB), và TĐ6ND (Tr/tá Nguyễn Văn Thành, K9TĐ). Th/tá Nguyễn Ngọc Triệu là TĐT/TĐ2 Pháo Binh/ND. Lữ Đoàn Phó là Trung tá Trần Đăng Khôi K16VB.
Quân Nhảy Dù giữ vững đèo Khánh Dương, chận đứng Sư Đoàn F10 tại đây cho đến ngày 22 tháng 3. Sáng hôm đó, địch giảm cường độ tấn công, chỉ bám sát tuyến đang chạm, nhưng lại tung 2 trung đoàn đánh bọc hông. ĐT Phát xin không yểm. Tướng Phú chấp thuận, nhưng lại không có phi tuần để thỏa mãn yêu cầu. Tướng Phú cho lệnh LĐ3ND tuần tự lui quân về nam, xa nhất là dừng lại Cam Ranh chờ lệnh.
Khi về ngang Huấn Khu Dục Mỹ, ĐT Phát có gặp ĐT Nguyễn Hữu Toán, Chỉ Huy Trưởng Huấn Khu Dục Mỹ và Đại Tá – BĐQ Nguyễn Văn Đại, CHT/Trung Tâm Huấn Luyện Biệt Động Quân, K8VB.
ĐT Phát ND cho ĐT Nguyễn Văn Đại BĐQ biết về tình hình địch trước mặt, nói thẳng với ĐT Đại hai điều. Một là, địch đông hơn mình nhiều lần, có đủ tiếp liệu và hỏa yểm hùng hậu. Còn mình thì đến hôm nay, khó còn trông cậy gì vào “ở trên” và “sau lưng” nữa. ĐT Phát hỏi ĐT Đại có phụ giúp được gì trong việc giữ an ninh trục lộ phía sau, dẫn về Ninh Hòa hay không, vì địch thế nào cũng bọc hông đặt chốt để gây khó khăn cho điều động chung của các đơn vị thuộc huấn khu này.
Đại Tá Đại đồng ý, và gửi Viễn Thám BĐQ đi thi hành. Nhờ vậy, cuộc lui binh tại đây, thảm cảnh ở Quốc Lộ 7 đã không xảy ra.
LĐ3ND chưa về đến Cam Ranh. Ngày 30 tháng 3, mới về đến đèo Rù Rì, phía Bắc Nha trang, thì mất liên lạc với Bộ Tư Lệnh/QĐ II. ĐT Phát không còn cách nào khác hơn, là phải liên lạc thẳng về BTL/SĐND ở Saigon bằng máy GRC-106 để xin lệnh.
Lệnh của Tướng Lưỡng cho LĐ3ND là trực chỉ Phi trường Bửu Sơn Phan Rang, để phối hợp với Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, Tư Lệnh SĐ6KQ, tổ chức phòng thủ phi trường này, và tái lập an ninh trật tự tại hai Thị xã Phan Rang và Tháp Chàm.
Ổn định vừa được Nhảy Dù phục hồi tại đây, thì Trung Ương cử Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra đến, đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ của Quân Đoàn III tại Bửu Sơn đúng ngày 1 tháng 4 năm 1975.
Trước mặt Trung tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, LĐ3ND vẫn còn cầm súng trên tay, và đang hiển hiện là niềm tin tưởng, là nỗi vững tâm của Quân dân Tháp Chàm Phan Rang, của Tiểu Khu Ninh Thuận.
Vậy LĐ3ND nào chưa đánh, đã buông súng bỏ chạy, đầu hàng ?!
Ngày 4 tháng 4, LĐ3ND được tướng LQ Lưỡng cho thay thế bằng LĐ2ND, do ĐT Nguyễn Thu Lương đưa ra Bửu Sơn bằng vận tải cơ C-130. Không Quân VN chuyển các Tiểu đoàn 3, 7 và 11 Nhảy Dù đến Bửu Sơn, và bốc các Tiểu đoàn 2, 5 và 6 Nhảy Dù về Tân Sơn Nhất.
Lập tức LĐ3ND được bổ sung và chỉnh bị nhanh chóng. Tr/tá Trần Đăng Khôi được bổ nhậm làm Lữ Đoàn Trưởng/LĐ3ND, thay thế Bố Già Phát (lên Tham Mưu Phó Hành Quân BTL/SĐND).
Trở lại với Lữ Đoàn 4 Nhảy Dù tại Vùng III Chiến Thuật. Tôi từ Đà Nẵng bay C-130 về Saigon ngày 20 tháng giêng/75, trình diện Bộ TTM. Gặp Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3. Ông ta hỏi tôi ngay về khả năng tham chiến của LĐ4ND.
Tôi thưa, có 2 Tiểu đoàn sẵn sàng ngay, ba Tiểu đoàn nữa (15, 16 và 18) sẽ về đến và sẵn sàng khoảng 2 tuần sau. Và tôi cũng không quên khai thật, là tôi chưa có hậu cứ, chưa có Lữ Đoàn Phó, nhất chưa có Pháo binh Nhảy Dù cơ hữu như các Lữ Đoàn cũ.
Tướng Thọ vào đề : “Tôi ghi nhận những điều đó. TTM sẽ phối hợp với hậu cứ Sư Đoàn Nhảy Dù lo tiếp cho anh. Bây giờ tình hình phía tây bắc Biệt Khu Thủ Đô nghiêm trọng. Địch đã vượt sông Vàm Cỏ, chiếm xã Lương Hòa. Vùng Đức Hòa Đức Huệ bị uy hiếp nặng nề. Phải nhờ anh lên đó giúp họ ngay. Anh sang Phòng 2 nghe tình hình chi tiết vùng này. Tôi nhờ Phòng Tư lo phương tiện cho anh lên đó”.
Hai ngày sau, tàu HQ cập bến Saigon. Tôi hướng dẫn hai Tiểu Đoàn 12 và 14ND về tạm trú tại sân cờ của TĐ8ND trong Hoàng Hoa Thám. Các Phòng sở của BTL/Hậu cứ đến, nhanh chóng giúp đỡ các trang bị cần thiết. Tôi gọi các Tiểu Đoàn Trưởng đến, trải bản đồ ra, chỉ tình hình và mục tiêu.
Và tôi nhấn mạnh trang bị : Bản đồ, Điện trì, Lựu đạn M-26 tối đa, phóng lựu M-79, và ống phóng M-72 (Vì không có pháo binh, khi hữu sự, sẽ phải đánh như đơn vị khinh chiến).
Đoàn xe đến, LĐ4ND “xuất hành” trận đầu tay, trực chỉ lên hướng Tây Ninh. Đến “Thành Ông Năm” (Một trại Công Binh trên Quốc lộ 13), xưống xe, lấy đội hình hướng về mục tiêu Vàm Cỏ Đông.
Quần thảo 2 ngày ven bờ con sông nổi tiếng, đẩy lui được đầu cầu vẹm về bên kia, tái chiếm được Lương Hòa, an ninh lại trục lộ. Trận đầu tay này, cũng như những lần chạm địch mấy tháng sau đó, LĐ4ND đã “đánh khô”, vì không có pháo cối yểm trợ.
Hai Tiểu Đoàn 12 và 14ND bắt được rất nhiều vũ khí đạn dược, dọc theo dãy lùm bụi, ngay vùng đầu cầu mà địch vượt sông hai đêm trước, còn nguyên trong nhiều thùng gỗ bọc giấy dầu, bôi đầy mỡ bò màu vàng của Trung cộng : AK47, B-41, và “Thượng liên nồi” mới toanh (Hộp băng đạn bự và tròn).
Tôi cho Ban 2 và Ban 5 đi tìm, liên lạc với giới chức địa phương, để phối hợp việc an ninh, cứu trợ và bình định. Tưởng là ai, hóa ra người trai khói lửa, lại là Thiếu tá Tô Công Thất, cùng khóa 16 với tôi ở Đàlạt !
Bắt tay bắt chân qua loa, hỏi cần gì không? M-79, M-26, Claymore! Tôi kêu đệ tử để hết các loại này lại, rồi bái biệt người trai khói lửa, lội ngược ra Quốc lộ, vì truyền tin báo có Ch/tướng Trần Đình Thọ sắp lên Thành Ông Năm.
Tướng Thọ bắt tay tôi : “Đơn vị anh không cần huấn luyện nữa. Vả lại, tình hình không cho phép”.
Và ông xỉa cho tôi một phóng đồ hành quân, cho đất đai làm ăn, án ngữ về hướng Bắc và tây Bắc Thủ đô.
LĐ1ND vừa đặt chân đến hậu cứ khoảng giửa tháng 3/75, là liền được bổ sung, tái tiếp tế nhanh chóng. Và Tr/Tá Nguyễn Văn Đỉnh được lệnh trực chỉ lên Xuân Lộc ngay, để tăng cường cho SĐ18BB. Theo dõi phần thuyết trình hằng ngày, tôi được biết TĐ8ND của Thanh Râu, tức Thiếu tá Nguyễn Viết Thanh K19VB, đã làm ăn một trận để đời tại “Vườn cây Ông Tỵ”.
Trong tháng này, có Tr/tá Nguyễn Đình Ngọc cầm công điện mang tay, về trình diện tại Thành Ông Năm. Nội dung công điện: “Chỉ định Tr/tá NĐ Ngọc giữ chức vụ Phụ tá Hành Quân LĐ4ND. Quyết định hợp thức hóa Lữ Đoàn Phó sẽ theo sau”. Có ông này về, thật đỡ cho tôi quá. K19VB, nguyên TĐT/TĐ2ND ngày còn ở Động Ông Đô với LĐ3ND hai năm trước.
Giữa tháng 3, Biệt Khu Thủ Đô cũng có yêu cầu đến giúp Tiểu Khu Gia Định, giải tỏa xóm Cư Xá Thanh Đa (Bị một đại đội đặc công xâm nhập), đến đầu cầu Thương cảng Xa lộ. Th/tá Nguyễn trọng Nhi K20VB được gởi đi với 2 đại đội của TĐ12ND, và đã thanh toán xong trong cùng ngày 22 tháng 3.
Ngày 10 tháng 4, tôi được gọi về họp ở BTL/BKTĐ. Tại đây, tôi gặp Trung tá Trần Đăng Khôi, LĐT/LĐ3 ND, cũng đến họp nhận lệnh.
Lữ Đoàn 3 được tăng cường hoạt động cho BKTĐ, thay thế LĐ4ND. Còn tôi được lệnh di quân LĐ4ND xuống tăng phái cho BTL/Quân Đoàn III, trách nhiệm khu vực từ Tam Hiệp, Biên Hòa, vắt qua sông Đồng Nai, hướng về Long Thành. Đấy là lần sau cùng tôi gặp, lần cuối tôi thấy LĐ3ND điều động đi thi hành một nhiệm vụ chiến thuật khác : bảo vệ khu kho xăng Nhà Bè, và an ninh trục thủy lộ Rừng Sát.
Tối 13 tháng 4, tôi được tin LĐ2ND chạm địch nặng nề tại Bửu Sơn Phan Rang. Lực lượng tấn công, vẫn là Sư Đoàn F-10, bị chận khựng lại.
Ngày 15 tháng 4, Sư Đoàn 325 Cộng Sản Bắc Việt từ quốc lộ 11 tăng cường đến, cùng với đông đảo chiến xa và pháo nặng. Tối 16 rạng ngày 17, ĐT Nguyễn Thu Lương và Tr/tá Trần văn Sơn bị báo cáo mất tích, cùng với Tr/Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi và Ch/Tg Phạm Ngọc Sang KQ.
Bửu Sơn thất thủ, tiếp theo là Tháp Chàm và Phan rang !
Sau cùng, LĐ3ND cũng đã buông súng, cùng với tất cả các đơn vị khác, khi hai ông Vũ Văn Mẫu và Dương văn Minh tuần tự cho lệnh buông súng chiều 29 và sáng 30 tháng 4 năm 1975.
Tôi không phải là người xa lạ đối với LĐ3ND. Mặc dù vậy, để đảm bảo sự chính xác của dữ kiện, tôi vẫn điện thoại kiểm chứng chi tiết kỹ lưỡng với những nhân vật trong cuộc, trước khi viết lại những diễn tiến cuối cùng của cuộc chiến, mà các đơn vị Nhảy Dù VN có can dự.
Tất cả vẫn còn đấy, chỉ trừ có Ch/tướng Phạm Ngọc Sang SĐ6KQ đã qua đời cách đây 3 năm, và “Moshe Dayan” Tr/tá Trần Văn Sơn đã nằm xuống trong những năm tháng tù đày ngoài Bắc.
Bây giờ, mời Quý Vị hãy nhìn lại câu chuyện, kể về cùng một đơn vị đó, trong cùng thời gian đó, bởi đại ký giả chiến trường Phạm Huấn trong cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên”, đã phổ biến khắp thế giới, để mà ngán ngẩm cho điều mà chính các ngài viết lách này, gọi là .. Lương Tâm Ngòi Bút :.. “ Buông súng trưa ngày 1.4.1975, sau khi vỡ tuyến, bị tràn ngập… Lữ Đoàn 3 Nhẩy Dù trong những ngày sau cùng trên chiến trường Cao Nguyên,Pleiku, Kontum, Nha Trang : Chưa đánh đã bỏ chạy ! Đúng !” !!!
Trong khi đó, chính Đại Tá Nguyễn văn Đại BĐQ, người cùng có mặt tại trận với LĐ3ND lúc bấy giờ, hiện đang cư ngụ tại Oregon, vừa nói điện thoại với tôi đêm qua :
“Tình hình đó, địa thế đó, nhiệm vụ đó, LĐ3ND đã làm quá sức mình. Và ĐT Phát còn về ổn định lại Phan Rang Tháp Chàm, giúp Tướng Phạm Ngọc Sang, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi nữa, trước khi được thay thế ..”. arvnsoldiersqz6
Đến tháng cuối cùng của chiến cuộc, tác giả Phạm Huấn vẫn còn lĩnh lương Thiếu Tá của QLVNCH, sao lại có thể ăn nói khinh bạc đến vậy ? Đành rằng, chung cuộc vẫn là sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam, nhưng vẫn phải xin để cho, sự thật còn được là sự thật …

Chỉ trong một đoạn viết ngắn khoảng nửa trang giấy, tác giả đã đề cập đến diễn tiến và số phận của mấy chục đơn vị, một cách ngắn gọn, dễ dàng và tàn nhẫn : Thảm sát hết : “Từ các trung đoàn 41, 42, 47 Bộ Binh, mấy Liên đoàn BĐQ, Lữ đoàn 2 Thiết kỵ, Liên đoàn 6 Công Binh Chiến Đấu, các đơn vị Pháo Binh, đến các đơn vị Lôi Hổ, Thám kích và LĐ3ND”.
Đơn vị Nhảy Dù này, sự thật ra sao, tôi là người trong cuộc, đã vừa thưa cùng Quý Vị.
Từ sau ngày rời Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam, tôi về trình diện Liên Đoàn Nhảy Dù Việt Nam. Và tuần tự phục vụ qua các TĐ3ND, TĐ7ND, LĐ3ND, LĐ2ND, LĐ4ND. Tôi chưa hề được gặp gở ký giả chiến trường Phạm Huấn lần nào. Chỉ thỉnh thoảng đọc sách, thấy hình ông ta mặc quân phục Nhảy Dù !
Còn mấy chục đơn vị khác, mà Phạm Huấn nêu tên ra trên đây, thì sao ? Tôi không rõ là Phạm Huấn hiểu biết thế nào về các đơn vị đó. Và càng không biết, các đơn vị đó, có được Phạm Huấn đến thăm viếng lần nào chưa. Nhưng khi trên giấy trắng mực đen, Phạm Huấn đã viết truyện chiến trường như đoạn viết về LĐ3ND trên đây, thì nếu người đời họ có chọn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên”, để sắp chung với “Đại Thắng Mùa Xuân” của Văn Tiến Dũng, cũng là điều hiểu được mà thôi !
Thiếu tá Phạm Huấn suốt đời ở thiên cung, mới trở thành tiên đọa xuống trần-gian Quân Khu II, chỉ vài tháng trước cuộc dầu sôi lửa bỏng, làm sao nắm vững được từng ấy tin tức dữ kiện ? Rừng dữ kiện này, nếu được trình bày bởi các Vị Đại Tá, chức vụ tối thiểu từ Trưởng Phòng Nhì, Trưởng Phòng 3 Quân Đoàn trở lên, thì họa may mới khả tín …
Chua chát chưa chịu dừng lại tại đó.
Mãi đến nay, vài chục năm sau, tại hải ngoại, vẫn có những nhà văn, nhà báo, viết theo, lên án gắt gao tất cả, từ lãnh đạo đến thứ dân, từ Tướng xuống Quân ! Và khôi hài đen ở chỗ là, hầu hết đều nhập đề bằng câu “Có đọc Phạm Huấn, chúng ta mới thấy …”, hoặc là : “Cuốn Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” của tác giả Phạm Huấn đã phơi bày ra tất cả “Sự thật …” !
Với các ông gọi là Nhà báo, Nhà bình luận này, chữ nghĩa cẩu thả trên đây của Phạm Huấn, đã trở thành chữ nghĩa của Thánh kinh ! Rồi tất cả những văn chương, tư tưởng siêu việt này, rốt cuộc hội tụ về một đoạn tiểu sử, được phổ biến rộng rãi trên khắp các mạng lưới toàn cầu.
Xin chép lại nguyên văn, để Quý Vị thưởng lãm :
“Phạm Huấn là một nhà báo quân đội và trong “Bộ Biên Tập Diều Hâu”, Thành viên Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, đặc trách về Báo Chí, khi Hiệp Định Paris 1973 được ký kết, Chủ tịch Hội Phóng Viên Chiến Tranh Việt Nam, 1972-1975.
Tác giả đã theo học … Trường Đại Học Quân Sự năm 1963. Và cả Trường Quân sự tại Hoa Kỳ : Infantry School (Fort Benning, GA, 1958), Civil Affairs School (Fort Gordon, GA) và Special Warfare School (Fort Braggs, NC, 1965)…
Trong nghề Phóng viên Chiến tranh, Phạm Huấn có một chỗ đứng riêng biệt, dù đi chung với những Phóng viên nổi tiếng hàng đầu của thế giới như Moshe Dayan, Dickey Chapel, hay chỉ đi có một mình, bao giờ anh cũng được đón nhận nồng nhiệt của mọi chiến hữu ở ngoài mặt trận … ”
Đọc qua đoạn trên, quý vị có thấy độc giả bị coi thường quá hay không ?
Cùng một “Văn phong” này, tôi nhớ đã được đọc đâu đó vài lần.
Lần đầu, năm 2005 thì phải. Anh Bùi Đăng, bạn cùng khóa 16 Đàlạt với tôi, ở San Jose bắc Cali, gởi cho tôi nguyên một trang Nhật báo Việt Ngữ khổ lớn. Nguyên trang báo, là bài Phân Ưu Trung Tá Phạm Huấn. Với nửa trang trên, đầy đủ sự nghiệp vĩ đại của người nằm xuống. Toàn là các khóa du học Ngoại quốc, và các việc Văn phòng. Anh Huấn quả đã được Quân đội đãi ngộ, ưu ái, và đầu tư vào kỹ hơn ai hết.
Và nửa trang dưới, đầy đủ tên tuổi Quân nhân Nhảy Dù, từ Đại Tướng Cao văn Viên, Trung Tướng Nguyễn Chánh Thi … cho đến em út cấp Úy, trong đó có tên tôi. Cầm tờ báo, tôi mới hay tin ông anh qua đời vì bạo bệnh.
Anh bạn Bùi Đăng gởi báo cho tôi, không họ Bùi, mà cũng chẳng tên Đăng. Mùa hè 1972, anh dẫn TĐ6ND nhảy xuống Đồi Gió Bình Long, mở đường máu vào cứu An Lộc. Bị trận địa pháo, Phạm Kim Bằng bỏ lại Đồi Gió một con mắt, đi vào An Lộc với một con. Trở thành Bằng đui, nhưng Bùi Đăng không chịu rời tiểu đoàn tác chiến Nhảy Dù.
Đầu năm 2007, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng lại ra đi.
Trên Internet và báo chí, liền ngay dưới sự nghiệp của Trung Tướng Trưởng, lại có hàng chữ: “tài liệu của Đại Tá Phạm Huấn, Chủ Tịch Hiệp Hội Ký Giả Chiến Trường”(!).
Ông lỏi tì nào đó ơi, “Văn phong” này nặng mùi lắm, xin ông dừng tay lại, đừng đem tên tuổi của ông anh mình ra mà diễu dở. Cấp bậc, thì ai cho bằng Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ và Đại Tướng Nguyễn Khánh. Chức vụ, thì ai sánh nổi với Quốc Trưởng Nguyễn Khánh và Thủ Tướng Nguyễn cao Kỳ ! Có thơm tho chi đâu. Phải nói ngay từ bây giờ, kẻo nay mai, có một vì sao sáng nào khác rơi rụng, ông lỏi tì lại lôi ông anh Phạm Huấn dậy, mà truy thăng lên Chuẩn Tướng ! Tội nghiệp cho ông anh.
Ông anh đã và đang sám hối về cuốn “Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên” dưới kia. Khó ăn, khó ở khi “hội ngộ” với anh em lính tráng người phàm, đã tham dự Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên ngày xưa lắm.
Hởi ông lỏi tì ơi, hãy để cho ông anh được yên nghỉ.
Dậu đổ, bìm leo. Viết lách chưởi bới, mạt sát, mọi thứ thuộc Miền Nam Việt Nam ngày trước, đã và vẫn đang là kiểu thời trang thịnh hành.
Có nhiều người viết, để vẽ lên hình ảnh mình là … người hùng ! Một số khác viết lên, để tỏ ra mình là người trí giả, là nhà tư tưởng, dựa vào cuốn Kinh Tân Ước Phạm Huấn ! Riêng nhà báo vĩ đại Phạm Huấn, thì hùng dũng tỏ ra mình là nhà siêu Quân sự, siêu lãnh đạo, chê bai xoa đầu từ trên xuống dưới, chả chừa một ai.
Chỉ nửa trang giấy, dẹp hết cả lực lượng một Quân đoàn. Phạm Huấn luận về các ông anh, ông thầy, các ân nhân của chính anh ta, như Gia Cát Khổng Minh nói về các mạt Tướng Trương Phi, Ngụy Diên !
Anh Phạm Huấn chỉ quên có một đôi điều nho nhỏ. Thật nhỏ. Nhỏ xíu. Vì tầm mắt anh không thấy. Mặc dù anh vẫn mặc Quân phục tác chiến Nhảy Dù, mang lon Thiếu tá của QLVNCH làm việc tại Ủy Ban Quân Sự 2 bên, 4 bên. Đó là việc Lập Pháp Mỹ, qua Quốc Hội Dân Chủ ngày đó, đã cúp hết Viện trợ Quân sự cho QLVNCH từ mùa Hè 1973 !
Đó là việc Hành Pháp Mỹ, qua tên Do Thái nói ngọng Henry Kissinger, đã công khai đứng về phía Lê Đức Thọ và Nguyễn Thị Bình, để bức thúc Hòa Đàm Ba Lê, bức tử VNCH. Cho nên, chuyện gì phải đến, đã đến. Theo Mỹ và Trung Cộng, chuyện đó, đáng lẽ phải xảy ra sớm hơn …
Trong hoàn cảnh đó, nếu rước đại Ký giả Phạm Huấn vào Dinh Độc Lập, liệu đương sự gồng được mấy phút ? Trong hoàn cảnh đó, nếu mời nhà báo Phạm Huấn sang Bộ Ngoại Giao, liệu ông anh gồng được mấy giờ ? Trong hoàn cảnh đó, nếu phong cho Thiếu tá Phạm Huấn thay thế Đại Tướng Cao Văn Viên, Thiếu Tá Huấn có lãnh đạo một Tiểu đội ngày giờ nào chưa ?
Các ông lính thợ vịn, ăn lương Quân đội Miền Nam, mạt sát các đơn vị Quân đội Miền Nam, nhưng chả bao giờ biết chút gì về các Đơn vị này. Mạt sát, vì ganh tị, vì mất mát.
Bất cứ ai thật sự có trải qua những tháng ngày gạo sấy nước ruộng, đều biết rằng, cùng một cỡ Đơn vị, cùng hỏa lực xấp xỉ nhau, Bộ đội Cộng sản chưa hề là đối thủ của Quân Đội Quốc Gia, dù là Chính quy, hay Địa phương, dù là TQLC, BĐQ, hay Bộ Binh, Không Quân, Hải Quân. Chiến thuật của Cộng sản, có hai chữ “biển người”, là vì vậy.
Một phần ba thế kỷ đã trôi qua, bao nhiêu tài liệu đã được giải mật. Henry Kissinger trước sau ba lần thú nhận, đã bán đứng Nam Việt Nam. Lính tráng chúng tôi, là người phàm mắt thịt, chả nói làm chi. Còn các ông nhà văn, nhà báo, nhà bình luận : chất xám các ông để đâu, nấu bún ốc hết rồi sao ? Bây giờ không có bom rơi đạn réo, mà còn phù thịnh, còn nói vuốt theo Văn Tiến Dũng, thì làm sao ngày xưa các ông dám phù suy, mà đỡ đần phần tí ti nào cho Quân Dân Miền Nam ? Bây giờ mà còn nói vuốt theo Văn Tiến Dũng, là vô liêm, là bất trí …
Thảm cảnh tháng Tư, người khách quan, không ganh tị, không càm ràm bệnh hoạn, ai cũng thấy là vì hai lý do : Thứ nhất : Dân chúng nghe quân Cộng sản tiến đến gần, đã kinh hoảng, đưa tới náo loạn. Có đúng vậy không, thưa Quý Vị ? Và thứ hai : các đơn vị Quân đội lại không có được những tiếp liệu, yểm trợ và hỏa lực tối thiểu nữa, để chu toàn nhiệm vụ chiến thuật được giao phó, vì QLVNCH đã bị cúp Quân viện từ năm 1973, chỉ còn cầm hơi, “Liệu cơm gắp mắm”.
Mùa Hè năm sau, Trung Tướng Tùy Viên Quân Sự tòa Đại Sứ Anh Quốc ra thăm hỏa tuyến, có ghé qua Bộ Chỉ Huy/LĐ2ND ở phía Nam sông Thạch Hãn. Nghe thuyết trình xong, ông đứng lên trước bản đồ, quay lại nói trước mặt tôi và đông đủ Sĩ quan Tham mưu hiện diện :
“Giới quan sát Quốc tế cho rằng, các ông không tồn tại nổi quá 6 tháng, sau Hiệp Định Ba Lê. Bây giờ, hơn một năm đã trôi qua ..”. Bấy giờ, là tháng 7 năm 1974.
Suốt chiều dài cuộc chiến, người lính mồ hôi, xương máu. Người dân quằn quại, thống khổ điêu linh.
3004_2
Còn các ông thợ vịn, lính kiểng, sống phè phỡn ngay trong lòng Hòn Ngọc Viễn Đông, ăn tục nói phét, làm chơi ăn thiệt. Bây giờ, mồ ma Miền Nam Việt Nam không còn nữa, các ông muốn ăn thiệt, thì phải bò ra làm thiệt, dù là ăn … welfare ! Nên các ông tiếc nuối cái thời vàng son, sáng Thanh Thế, trưa Givral, chiều Đồng Khánh. Và các ông cay cú, các ông hằn học…
Có nhiều lý do làm sụp đổ Miền Nam.
Trước hết, là bàn tay lông lá của Mỹ Nga Tàu, và xuẩn vọng của tên đồ tể họ Hồ.
Kế đến, là những tham nhũng thối nát, mà các ông đã ngoắc mồm ra chửi bới hơn ba chục năm qua.
Mỹ, Pháp, Nga, Tàu, và nhất là Cộng sản Việt Nam bây giờ, có thối nát tham nhũng hay không ?
Lý do thứ ba là ai ? Là đám làm chơi ăn thiệt, là lũ kiêu binh hàm thụ. Là đám sâu bọ, dòi mọt, cặn bã của một Quân Đội hào hùng. Quân Đội “cao số” đã bị lịch sử cận đại trao cho một sứ mạng oan khiên, một “Mission impossible” .. Những tên né tránh, đánh bóng chữ thọ, những bụi chùm gởi nặng trĩu trên thân cây gầy yếu Nam Việt Nam trước cơn giông bão, không có tư cách mở mồm về đoàn quân này …
Các cụ thường nói “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Các ông suốt đời chỉ trích ta bà thế giới. Sao các ông không dám nói, chính các ông mới là thủ phạm, mới là tội đồ thiên thu, làm Miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay Cộng sản.
Nhân vô thập toàn, ai cũng có lúc lầm lỗi. Vả lại, cái “lỗi lầm” của Miền Nam Việt Nam, nếu có, là phần chính do cái thân phận nhược tiểu mà ra. Hàng trăm nước nhỏ trên thế giới, đã và còn đang đau khổ về cái “lỗi lầm” này. Miền Nam Việt Nam không còn nữa. Bây giờ đây, trách nhiệm đối với Lịch sử và Dân tộc, đang treo trên đầu bọn cầm quyền ở Hà Nội.
Năm 1965, tôi đi học khóa “Tác Chiến Trong Rừng” ở Mã Lai, Singapore. Việt Nam lúc bấy giờ đang khói lửa mịt mùng, nhưng tôi thấy vẫn còn “văn minh” hơn năm nước Đông Nam Á. Bây giờ, các nước đó đã là “Ngũ Long Thái Bình Dương”. Cộng sản chiếm trọn lãnh thổ hình chữ “S” đã một phần ba thế kỷ qua, không còn chiến tranh, lại được “Việt Kiều Phản Động” hằng năm giúp nhiều tỉ đô-la. Vậy mà bọn cầm quyền Cộng sản đã đưa Việt Nam, cũng vào thứ hạng số 5 trên thế giới : nhưng là thứ năm, đếm từ dưới lên trên !
Tiếng nói của Hải ngoại rất cần thiết. Quý Vị nào có sức, có trí, có “gu”, muốn phân tách, muốn sửa sai, muốn dạy dỗ, thì Hà Nội mới là hướng để quý vị trổ tài. Xin hãy thôi đè Miền Nam Việt Nam ra mà xỉa xói, mà kiêu binh cái lổ mồm ! Thê thảm thay, chỉ vì một lý do : dối gạt luôn chính lòng mình. Tôi không dám nói là, dối gạt chính lương tâm mình ! Vì chỉ có trời, họa chăng mới biết, các ông có lương tâm hay không !
Tội nghiệp cho Miền Nam Việt Nam, đã bao năm tháng cưu mang, nâng niu, đãi ngộ các ông, kaki cũng như dân chính ! Hít thở không khí tự do của Miền Nam, Trịnh Công Sơn đã dệt lên được những tình khúc bất hủ. Ngày Miền Nam sụp đổ, Trịnh Công Sơn lên đài phát thanh, phừng phừng Guitar hát bài “Nối Vòng Tay Lớn”. Rồi lặn ngụp trong vòng tay lớn của Xã hội Chủ nghĩa một thời gian, Trịnh Công Sơn đã mửa ra một ca khúc, chưa bao giờ nghe thấy trong Âm nhạc nhân gian : “Tiến Thối Lưỡng Nan” !
Sau cùng, trên đỉnh cao trí tuệ của thời trang mạt sát Miền Nam Việt Nam, là các … Chiến lược gia.
Thôi thì, Xuân Thu nhị kỳ, luận đủ thứ chuyện chiến lược Thiên trời địa đất. Cũng chỉ cùng một kiểu : mạt sát hết mọi sự của Miền Nam Việt Nam. Để mình cố nhón cao lên. Vì biết chắc rằng mình không đủ cao. Để tỏ ra mình là người thức giả. Vì biết mình đang tơ lơ mơ, không thức thật. Càng phải trực diện với việc áo cơm thân phận hằng ngày, nổi nuối tiếc mất mác thời vàng son, càng điên cuồng gào thét, dằn vặt, gậm nhắm.
Khổ một điều, không biết đọc địa bàn, nên không phân biệt nổi hướng Đông với hướng Tây, để mà bắn cái hỉ-nộ ái-ố vô duyên đó đi. Và cứ nhằm mọi thứ của Miền Nam Việt Nam mà phạng …
Đại Sứ Graham Martin, không như vậy. Ông đâu có muốn sự nghiệp Ngoại giao trọn đời của ông, kết thúc cái kiểu này. Giờ phút cuối của Miền Nam Việt Nam, ông cũng chỉ kịp cuốn lấy lá cờ hoa. Bộ Tư Lệnh Quân Sự Mỹ (MACV) tại Saigon, thì đã nhanh chân “Rút lui trong danh dự” ra soái hạm của Đệ Thất Hạm Đội từ năm trước !
Cho nên, xin lỗi Quý Vị, ông Đại Sứ cũng chạy sút quần, ra tàu USS Blue Ridge ngoài biển Đông, bước đến boong tàu ngồi thở. Được cái là, ông Đại Sứ biết đọc địa bàn. Ông biết rõ phương, để mà ngậm ngùi. Ông biết rõ hướng, để mà trách móc. Thở xong, ông chỉ vào lá cờ hoa, mà mắng cho mấy mắng :
“That’ s not the way I saw American Honor” !

Lê minh Ngọc

Saturday, March 26, 2016

Xuyên đường mòn Hồ Chí Minh bằng Honda Dame


ĐƯỜNG MÒN HCM


Giới thiệu chuyến đi của tác giả

Được xây dựng, xử dụng trong thời gian 1959 – 1975, đường mòn HCM trải dài 12000 (ngàn) dặm xuyên qua những cánh rừng núi Việt Nam, Lào và Cambodia. Được xem như một công trình vĩ đại nhất của Công Binh (quân đội) trong lịch sử, con đường là kết hợp giữa trí sáng tạo và sự quyết tâm bằng máu, phương tiện để Bắc Việt nuôi dưỡng, chiến đấu trận chiến chống lại Miền Nam được người Hoa Kỳ yểm trợ. Không có đường mòn HCM, có thể sẽ không có chiến tranh, thực ra người Hoa Kỳ biết rất rõ về con đường. Trong tám năm ròng rã tìm cách phá hoại, Hoa Kỳ đã thực hiện 580,000 phi vụ, thả hơn 2 triệu tấn bom xuống một phần đường mòn HCM nằm trên quốc gia trung lập Lào, ngoài ra còn thả thuốc khai quang phá rừng. Đã có lần Tổng Thống Nixon có ý định xử dụng vũ khí nguyên tử.

Trong khi có nhiều du khách đi du lịch trên những nhánh của hệ thống đường mòn HCM giữa Saigon và Hà Nội, chỉ có một số rất ít dám băng qua dẫy Trường Sơn qua nước Lào. Càng ít hơn khi đi trên con đường về hướng đông sang đất Cambodia. Cô Antonia muốn thực hiện cả hai chuyến. Không như hàng trăm ngàn người miền Bắc lội bộ, đi xe hoặc làm việc trên con đường trong hai thập niên 60, 70, cô ta không lo những qủa bom từ trên trời rơi xuống hàng ngày, nhưng phải cẩn thận tránh những qủa bom chưa nổ, đề phòng bệnh sốt rét, thương hàn cũng như những con vắt ở trong rừng.

Lái chiếc xe Honda cũ đã 25 năm tên là con Báo Hồng, từ Hà Nội thủ đô của nước Việt Nam đi về hướng nam, xuyên qua những khu vực hẻo lánh miền Đông Nam Á châu. Đó là một chuyến đi ngoạn mục, chiến đấu với điạ hình, điạ thế khó khăn, đôi khi xuống tinh thần, sợ hãi, có lúc vui khi gặp những vị trưởng làng (tù trưởng sắc dân thiểu số), hoặc những người khai thác gỗ rừng bất hợp pháp.



Đi một mình

Trong chương mở đầu tác phẩm, Antonia chia sẻ những điều suy nghĩ và sự lo sợ về chuyến đi sắp đến khi cô chuẩn bị cho chuyến đi một mình từ Hà Nội.

Tôi thức giấc khi những tia sáng bình minh chiếu qua lớp rèm che cửa sổ khách sạn. Việt Nam dậy sớm và đường phố bên ngoài đã tấp nập tiếng ồn ào xe cộ, tiếng người quét dọn. Khó có thể hình dung, trong vài giờ nữa, tôi sẽ hòa mình vào làn sóng xe cộ, xuôi về hướng nam. Nhưng tôi đã làm, lái xe uốn theo những khúc quanh co của con đường. Không quay trở lại.

Mặc dầu với những lo âu, nhưng tôi đã nhất quyết làm một mình. Tôi đã đi nhiều nơi ở Ấn Độ trong những năm đầu lứa tuổi hai mươi, tất cả những chuyến du hành đó đều đi chung với bạn. Năm 2006, người bạn thân Jo cùng với tôi lái chiếc Tuk Tuk của Thái Lan, phá kỷ lục, 12, 561 dặm từ Bangkok đi Brighton. Ngoại trừ một lần thay đổi ở Yekaterinburg vì tiếng ngáy ngủ của Jo, chúng tôi chia nhiệm vụ lái xe, và những trách nhiệm khác, chia sẽ những chuyện buồn vui. Rồi chuyến đi thăm Biển Đen (Black Sea) cùng với Marley, nơi mà tôi rơi xuống vị trí phụ thuộc của phái nữ. Dù sao chúng tôi cũng đã đi qua sáu quốc gia. Qua năm sau, trong một chuyến đi băng giá theo lộ trình xưa Ural lên vùng bắc cực của nước Nga, tôi có thêm hai ông bạn can đảm, một người là diễn viên sân khấu, người kia là chuyên viên cơ khí. Trong những chuyến du hành khác, tôi thường có thêm chuyên viên thâu băng video (cho đài truyền hình), người thông ngôn, tài xế, y tá, … Đi cả đoàn người ít nguy hiểm hơn.

Người bán bảo hiểm cho tôi đã áy náy nói rằng “Sẽ dễ dàng hơn nếu tôi thay đổi chương trình, có thêm người bạn đồng hành”. Đi du hành thám hiểm một mình bằng xe gắn máy (Honda) là cơn ác mộng cho công ty bán bảo hiểm. Không phải chỉ riêng vấn đề tai nạn dễ xẩy ra hơn, lỡ gặp chuyện khó khăn giữa đường thì tính sao? Có thêm người, vẫn có thể chạy đi tìm người cứu giúp. Chỉ một thân một mình, lỡ bị sái chân, đau đầu, không có ai giúp đỡ.

Những chuyện rủi ro không làm tôi ngại, tôi muốn chứng minh khả năng của mình bằng thể lực, bằng cảm xúc. Tôi có thể sửa được chiếc xe gắn máy nếu bị ngưng lại giữa giòng suối cạn? Tôi ngủ trên một chiếc võng giữa cánh rừng già được không? Tôi sẽ tính sao khi đến một làng Thượng hẻo lánh một thân một mình? Trường hợp gặp đám cướp giữa đường?

Trước đó khoảng một tháng, tôi đang ngôi uống trà trong một buổi phỏng vấn trên đài truyền hình ở Tanzania (Phi châu), bỗng liếc thấy một con vật gì mầu đỏ vàng đang bò trên vai. Tôi hét to rồi nhẩy bật lên làm cho tách trà rơi xuống đất. Sau đó vài giây, chuyên viên thâu hình cho biết, đó là con “cánh cam” vô hại. Ông ta thốt lên “Chúa Jesus! Cô định đi Việt Nam trong vài tuần sắp tới?”, rồi cười ha hả.

Một lần khác, trên đường đi Briston, Marley hỏi tôi, “Cô tính sao về chuyện sửa xe gắn máy?” “Tôi sẽ mua cuốn Cẩm Nang xe Gắn Máy cho người… lơ tơ mơ”. Anh ta trả lời “Tôi nghĩ có lẽ hơi ‘cao cấp’ cho cô”.

Đã có lần lái xe gắn máy, tôi không trông thấy một xe hơi chạy ra từ một con đường nhỏ bên tay phải. Lần đó làm cho tôi hú hồn, nhói tim. “Chúa ơi! Nghĩ đến chuyện lái xe gắn máy ở Việt Nam là một điều hãi hùng”

Tôi không thể sống một cách lặng lẽ, êm thấm như những người đàn bà khác, lệ thuộc vào người đàn ông, ngay cả việc thay bóng đèn. Nếu tôi lúc nào cũng đi cùng người khác, tôi sẽ không bao giờ phải đối đầu với sự yếu ớt của chính mình. Sẽ có lúc chia sẻ với người bạn đồng hành như Marley, nhưng có lúc phải thực hiện một mình.

Tôi ăn điểm tâm nhanh chóng, có quả banh nhỏ đang lăn lộn trong bụng tôi về sự lo âu. Tôi dọn dẹp phòng khách sạn rồi chất đồ lên chiếc xe gắn máy. Hành lý của tôi thật ít ỏi, gọn gàng, phải lấy xuống, chất lên hàng ngày nên chỉ mang theo những vật dụng cần thiết. Đi du hành, đem theo đồ đạc nhiều, lỉnh kỉnh là điều không nên. Chiếc xe gắn máy cũng vậy, rẻ tiền, đơn giản, tôi không muốn đến một ngôi làng hẻo lánh trên một chiếc xe bóng láng, đắt tiền. “Đồ nghề” của tôi gồm có hai túi treo hai bên nệm xe (yên xe), mua đấu giá trên mạng eBay giá 20 pounds (Bảng Anh). Một thùng như thùng đựng bánh Pizza giao hàng phiá sau và một hộp nhỏ đựng đồ đàn bà phía trước. Thùng nhỏ phiá trước chứa những vật dụng quan trọng như máy vi tính (laptop), điạ bàn, bản đồ, máy chụp ảnh và giấy tờ như bằng lái xe quốc tế, giấy tờ xe, passport và Visa. Thùng nhỏ này được gắn lên xe ở Hà Nội vào phút chút do ông bạn tên Cường tặng. Một trong hai túi trêo bên hông xe, chứa hai quần jean, áo dài tay, và những bộ quần áo thường khác. Túi bên kia đựng đôi giầy, túi cứu thương, bong bóng (cho trẻ con), máy sạc điện bằng năng lượng mặt trời, võng, nước uống.

Trang phục bên ngoài, sợi giây thắt lưng lớn có ngăn dấu tiền, thẻ tín dụng. Trong túi quần có ít tiền điạ phương, điện thoại di động và một máy định hướng (GPS) cầm tay, một quyển cẩm nang những câu thường dùng tiếng điạ phương. Tôi còn dấu tiền ở bốn chỗ khác, trong thùng sau xe, trong xe, đề phòng trường hợp khẩn cấp.

Tôi chào từ giã nhân viên khách sạn, đội nón bảo hiểm, rồi lên đường.



vđh dịch thuật





'For the first time in my life I felt that death was a possibility; a stupid, pointless, lonely death on the aptly named Mondulkiri Death Highway.' The Ho Chi Minh Trail is one of the greatest feats of military engineering in history. But since the end of the Vietnam War much of this vast transport network has been reclaimed by jungle, while remaining sections are littered with a deadly legacy of unexploded bombs. For Antonia, a veteran of ridiculous adventures in unfeasible vehicles, the chance to explore the Trail before it's lost forever was a personal challenge she couldn't ignore - yet it would sometimes be a terrifying journey. Setting out from Hanoi on an ageing Honda Cub, she spent the next two months riding 2000 miles through the mountains and jungles of Vietnam, Laos and Cambodia. Battling inhospitable terrain and multiple breakdowns, her experiences ranged from the touching to the hilarious, meeting former American fighter pilots, tribal chiefs, illegal loggers and bomb disposal experts. The story of her brave journey is thrilling and poignant: a unique insight into a little known face of Southeast Asia.

Biography

Antonia's - better known as Ants - favourite occupation is embarking on very long journeys in unsuitable vehicles; a habit which started in 2006 when she drove a bright pink tuk tuk from Bangkok to Brighton with her friend Jo. Through the trip the duo raised £50,000 for Mind, set the world record for the longest ever journey by auto-rickshaw, wrote a best-selling travel book Tuk tuk to the Road, and won Cosmopolitan magazine's Fun Fearless Female Award.
Since then Ants has ridden a Honda C90 3000-miles around the Black Sea, organised the Mongol Derby, the longest horse race in the world, and survived an attempt to reach the Arctic Circle on an old Russian Ural and sidecar. Her articles have appeared in Wanderlust, The Guardian, Adventure Journal (USA), Verge (Canada) and Motorcycle Monthly, amongst others.
She's also appeared on numerous radio and TV shows, including Richard & Judy and Excess Baggage. In between travelling and writing she produces TV programmes for the BBC, Channel 4 and ITV.
Her next book, A Short Ride in the Jungle, will be published by Summersdale on April 7, 2014. The book recounts Ants' somewhat hair-raising solo motorbike mission down the remnants of the legendary Ho Chi Minh Trail in Vietnam, Laos and Cambodia.



Review

 ‘Compassionately but without sentimentality, Ants describes lands victimised in the recent past by militarism at its worst and now assaulted by consumerism at its most ruthless. She also provides many entertaining vignettes of eccentrics met en route, disasters narrowly avoided and happy encounters with kind people in remote regions of wondrous beauty.’

(Dervla Murphy, legendary Irish travel writer)|‘Truly wonderful…a lovely book, very much after my own heart.’

(Ted Simon, author of Jupiter’s Travels.)|‘A beautifully written tale teeming with descriptive gems and wickedly funny anecdotes, all delivered in an earthy, self-effacing style that has the words spilling off the page. Utterly absorbing and impossible to put down. A traveller’s delight and classic-to-be!’

(Jason Lewis, author and the first person to circumnavigate the planet by human power alone)|‘Antonia Bolingbroke-Kent’s new book is a gripping travelogue which is at once both intimate and worldly-wise. Honest in her bravery (and brave in her honesty), she recounts a thrilling journey, not just through the splendour of South-East Asian landscapes, but also through the horror of Southeast Asian history – all atop the seat of the world’s most iconic motorbike.’

(Charlie Carroll, author of No Fixed Abode)|‘Ants has pulled off not only a demanding and original adventure but a great read too. A Short Ride in the Jungle informs and entertains in just the right measures, taking the reader on an action packed journey through Southeast Asia’s trails and jungles, as well its equally torrid history.’

(Lois Pryce, Motorcycle Adventurer and Author)|‘An epic book about an epic trail. Bolingbroke-Kent captures the sights, sounds and colour of the legendary Ho Chi Minh Trail in all its surviving glory. And she captures it the only realistic way – on the back on an ageing motorbike.’



Antonia is a travel writer, ladyventurer,  speaker, and lover of gin, motorcycles and tuk tuks. After years of travelling as part of a television crew or with companions, she decided she wanted to experience a true adventure on her own, in her own words, "The sort where I would find myself lost in the middle of the Southeast Asian jungle with nothing to survive but twigs and peanut butter".
Complete with a beautiful Pink(ish) Panther motorcycle, Antonia started her journey across the Ho Chi Minh Trail in the spring of 2013. We’re sharing with you an extract of her novel A Short Ride in the Jungle: The Ho Chi Minh Trail by Motorcycle with details of where to purchase below.

An introduction to her journey

Constructed between 1959 and 1975, the Ho Chi Minh Trail once spread 12,000 miles through the mountains and jungles of Vietnam, Laos and Cambodia. Arguably one of the greatest feats of military engineering in history, the Trail was a paragon of ingenuity and bloody determination, the means by which the North Vietnamese fed and fought the war against the US-backed South. Without it there could have been no war, a fact which the Americans knew only too well: in a sustained eight year campaign to destroy it they flew 580,000 bombing missions and dropped over 2 million tonnes of ordinance on neutral Laos, denuded the jungle with chemicals and seeded clouds to induce rain and floods. At one point Nixon even mooted the notion of deploying nuclear weapons.
While scores of travellers ride a tourist-friendly, tarmac version of the Trail between Hanoi and Ho Chi Minh City, only a handful follow its gnarly guts over the Truong Son Mountains into Laos. Even fewer trace it south into the wild eastern reaches of Cambodia. Antonia wanted to do both. Unlike the hundreds of thousands of North Vietnamese who walked, drove and worked on the Trail in the sixties and seventies,  she wouldn’t have to deal with a daily deluge of bombs. But UXO, unexploded ordnance, littered her route south, cerebral malaria, dengue fever and dysentery were still prevalent and the trees slithered and crawled with unpleasant creatures.
Riding a 25-year old Honda Cub known as the Pink Panther, Antonia rode south from Hanoi, the cacophonous capital of Vietnam, through some of the remotest regions of Southeast Asia. Battling inhospitable terrain and multiple breakdowns, it was a journey that ranged from the hilarious to the mildly terrifying, during which she encountered tribal chiefs, illegal loggers, former American fighter pilots, young women whose children had been killed by UXO, eccentric Ozzie bomb disposal experts and multiple mechanics…

Going Solo


In the beginning of her novel, Antonia shares her thoughts and fears about the journey ahead as she prepares to embark alone from Hanoi.

I awoke as the first glimmer of dawn broke through the hotel curtains. Vietnam rises early and already the street outside was humming with the noise of mopeds and the clatter of opening shutters. It was almost too much to comprehend that in a few hours I’d be zipping up my panniers, turning into the traffic and heading south. But here I was, the swirling depths of the unknown beckoning me forward. There was no going back now.
Despite my fears about the journey, I’d been determined to do it alone. Bar a stint backpacking around India in my early twenties, all my travels had been with other people. In 2006 my dear friend Jo and I drove a bright pink Thai tuk tuk a record- breaking 12,561 miles from Bangkok to Brighton. Aside from an altercation in Yekaterinburg over Jo’s snoring we got on brilliantly, splitting the driving and responsibilities, making each other laugh and mopping up the odd tears. Then there was my Black Sea trip with Marley, where I’d too easily fallen into the dependent female role, never so much as picking up a spanner as we trundled through six countries. The following year, in a shivering attempt to cajole an old Ural to the Russian Arctic Circle, I’d been with two fearless male friends, one a tap-dancing comedian, the other a consummate mechanic. On every other expedition I had organised, or television programme I had worked on, there had been translators, drivers, medics and crew. It doesn’t mean that each and every mission wasn’t difficult in some way, but having other people around greatly mitigated the risk and adversity.
As my insurance company had nervously pointed out, it would be ‘a lot easier if you modified your plans and went with a travel companion.’ Travelling alone on a motorbike was a travel insurance nightmare. Not only had I opted for a vehicle with a high accident rate, but what would happen if I had a serious mishap miles from anywhere? If I was with another person, at least they would be able to ride or call for help. But alone, with a broken leg, bashed head or worse, there would be no one.
But the dangers weren’t enough to put me off. Company makes us idle, gives us masks to hide behind, allows us to avoid our weaknesses and cushion our fears. By peeling away these protective layers I wanted to see how I would cope, find out what I was really made of, physically and emotionally. Would I be able to fix my bike if it ground to a halt in the middle of a river? How would I handle nights spent in a hammock in the depths of the jungle? What would it feel like to ride into a remote tribal village alone? How would I react in times of real adversity? And could I outstrip Usain Bolt if confronted by a many-banded krait?
A month before, I’d been relaxing with a cup of tea during a television shoot in Tanzania when I spied something red and black crawling across my shoulder. I screamed and leapt a foot in the air, sending tea and filming equipment flying into the dust. After several hysterical seconds on my part, the camera assistant confirmed it was no more than a harmless beetle.
“Jesus – and you’re going to Vietnam in a few weeks?” he laughed.
And on another occasion, driving into Bristol not long before I left, Marley had asked me what I was going to do about fixing the bike. “I’ll get a book called The Complete Idiot’s Guide to Motorcycles.”
“I think that might be a bit advanced for you,” he jibed.
At that point I’d driven across a roundabout and failed to see a car coming out of a small road to the right. There was a sharp intake of breath from my left. “God, the thought of you driving a motorbike in Vietnam is terrifying.”
I couldn’t go through life acting like a character from The Only Way is Essex every time I encountered something with more than four legs. Nor did I want to turn into one of those women who relies on their other half so much they end up unable to change a light bulb. If I always travelled with other people, I would never have to confront my weaknesses. There would be times when I’d want to share a laugh or a moment with Marley or have a stiff gin with friends. But hopefully there would also be moments of simple achievement. It was times like these that going solo were all about.
I breakfasted in a daze, my back still knotted, a ball of anxiety lurking in the pit of my stomach. For the first of many times, I packed up my hotel room and loaded the bike. I’d wanted to keep my luggage as simple and light as possible. I would be loading and unloading the bike every day, so it would be foolish to travel with any more than the bare minimum. Plus, in the same way that I’d wanted a simple bike, I didn’t want to be riding through poor villages clanking with showy, expensive equipment. My kit consisted of two small textile panniers – bought on eBay for £20 – which slung over the seat behind me cowboy-style, a pizza delivery-style top box and a ladylike wire front basket. The top box carried essentials such as my laptop, compact toolkit, camera and paperwork: International Driving Permit, driving licence, bike registration papers, photocopies of passport and visas. The front basket – added in Hanoi at the last minute – held bike spares Cuong had given me, plus my daily water supply. One side pannier fitted my limited wardrobe: a fleece, a single pair of jeans and one long skirt, a handful of tops, a floral shirt, a sarong, waterproof trousers, a bikini, three pairs of knickers, two pairs of socks, one decent set of matching underwear and flip flops. Shoe-horned into the other side pannier, along with a basic medical kit, balloons to give to children, solar charger and jungle hammock, was a precious bottle of Boxer Gin. Embarking on a solo expedition into the jungle was unquestionable without an emergency supply of the juniper nectar.
Round my waist I strapped a concealed money belt containing a debit card and a small supply of cash. And over my top I wore a nerdy but incredibly useful bumbag with: an iPhone, a small amount of dollars and local currency, a handheld GPS unit, a local phrasebook and my coterie of lucky talismans. Other stashes of currency were hidden in my backpack and in a secret sealed compartment on the bike. Designed to hold a few tools, it was the perfect size for a small waterproof bag containing a spare credit card and an emergency supply of dollars. With money hidden in four different places, I’d be unlucky to be cleaned out entirely.
Without much ado I said goodbye to the hotel staff, pulled on my Weise helmet, jacket and gloves and set sail. No big rush of nerves, no big fanfare, just a quiet “Right, let’s go!” to the bike, a slight wobble, and off we were.
I was thankful I hadn’t asked anyone to come and see me off. I didn’t need the added pressure of people or photographs this morning. Digby had come to bid me goodbye the night before.
“Don’t forget to go to lots of cắt tóc”, he advised, pointing to the hairdresser next to the hotel where a woman was having her head massaged. ‘They’re fabulous; you can get your hair washed all the way down the Ho Chi Minh Trail. You don’t even need to take shampoo with you.’
Given the dangers and challenges I’d be facing on the road, hair washes and head massages weren’t something I had envisioned.
“Is that your parting advice?” I asked, probing for something more applicable.
“Yes. It’s about the little things in life. Now goodbye and good luck.”
Then I’d watched him turn right and vanish into the darkness, the last familiar face I would see before my journey began.








A Short Ride in the Jungle: the Ho Chi Minh Trail by Motorcycle

Having returned from the mud and jungles of Southeast Asia I sat down in in front of my laptop and set about the equally hard task of penning a book about my adventure. Six months, 100,000 words, five hundred cups of Earl Grey and four hundred dog walks later, I handed in my tome to my publishers, Summersdale. Now,  a year after I was forcing the Pink Panther through that dastardly orange Trail mud, my book, A Short Ride in the Jungle, is now out.

*** TO BUY A SIGNED COPY DIRECT FROM THE AUTHOR, PLEASE CONTACT ME HERE!***
Here’s what a few people have said about it…..
‘Compassionately but without sentimentality, Ants describes lands victimised in the recent past by militarism at its worst and now assaulted by consumerism at its most ruthless. She also provides many entertaining vignettes of eccentrics met en route, disasters narrowly avoided and happy encounters with kind people in remote regions of wondrous beauty.’ Dervla Murphy, legendary Irish travel writer
‘Truly wonderful…a lovely book, very much after my own heart.’ Ted Simon, author of legendary motorcycling tome Jupiter’s Travels.

‘A beautifully written tale teeming with descriptive gems and wickedly funny anecdotes, all delivered in an earthy, self-effacing style that has the words spilling off the page. Utterly absorbing and impossible to put down. A traveller’s delight and classic-to-be!’ Jason Lewis, author and the first person to circumnavigate the planet by human power alone

‘A jaw-dropping adventure, part travelogue, part thriller….an adrenaline-fuelled, fascinating ride.’ Cosmopolitan magazine.

‘Fantastic.’ Overland Magazine.

‘Exceptionally well researched…personal, emotional…perfectly written, demonstrating just how travel by motorbike can be used to inform, educate and entertain the reader… a great book.’ Adventure Bike Rider magazine.

‘Thrilling and poignant: a unique insight into Southeast Asia.’  The Bristol Magazine.

‘Antonia Bolingbroke-Kent’s new book is a gripping travelogue which is at once both intimate and worldly-wise. Honest in her bravery (and brave in her honesty), she recounts a thrilling journey, not just through the splendour of South-East Asian landscapes, but also through the horror of Southeast Asian history – all atop the seat of the world’s most iconic motorbike.’ Charlie Carroll, author of No Fixed Abode

‘Ants has pulled off not only a demanding and original adventure but a great read too. A Short Ride in the Jungle informs and entertains in just the right measures, taking the reader on an action packed journey through Southeast Asia’s trails and jungles, as well its equally torrid history.’ Lois Pryce, Motorcycle Adventurer and Author

‘An epic book about an epic trail. Bolingbroke-Kent captures the sights, sounds and colour of the legendary Ho Chi Minh Trail in all its surviving glory. And she captures it the only realistic way – on the back on an ageing motorbike.’ Kit Gillet, Freelance Journalist and Videographer

To see more reviews on Amazon from people who have bought the book please click here. As of July 2014 it has solid 5 star reviews.

The book was released in April 2014 and is available in all major UK bookshops, as well as on Kindle. It is also  available at selected outlets worldwide; here are a few…





Monument Books, Phnom Penh; Kinokunya stores, Malaysia, WH Smith Airport stores, Malaysia; Asia Books, Thailand; the Bookwork, Hanoi… as well as other stores throughout Asia and in Africa, Australia and NZ. It will be available in the US and Canada sometime in 2015.