Tôi không thể nào không kể lại chiến công của LÐ1BÐQ trong
trận chiến Lam Sơn 719: Là định mệnh đặt để cho sự chiến đấu dũng cảm của TÐ39
BÐQ và sự thảm bại của LÐ51TC, có phải do thiên định mà 2 phi hành đoàn của PÐ
213 và 233 phải hy sinh 8 NVPH cho sự nhầm lẫn như dưới đây:
Ðêm 10, February qua chưa … mà trời sao lại sáng! – Trong đôi mắt nhắm nghiền
vì quá mệt mỏi cho số phận của 2 đoàn viên UH-1H đã bị bắn tan xác vào buổi chiều
hôm qua. Tôi bỗng giựt mình choàng mở to đôi mắt vì một tràng đại bác bắn yểm
trợ hay quấy rối gì đó cho quân bạn của Mỹ. Tiếng của đạn 175 Long Tom không
chát chúa bằng 8 inch đang mỗi lúc càng ác liệt thêm lên, 42 khẩu đại bác nầy ở
đây Mỹ yểm trợ cho ai? Cho TÐ39 BÐQ ở Landing Zone Ranger North, nơi trực thăng
của LÐ51TC bị bắn tan xác khi cuộc hành quân mới bắt đầu đến ngày thứ ba [N+3]
Thật không có cái cay đắng nào hơn hôm nay, ngày 10, February, 2 đoàn viên
UH1-H đã bị bắn tan xác mà người đơn vị trưởng như tôi chẳng biết ất giáp mô-tê
gì cả, Tôi như con Gà đá độ bị thua trận te-tua, ấm-ức xù lông, đang bị giam
hãm dưới bốn góc mùng quân đội u-tối xám xịt không lối thoát. Cái nhục đau đớn
nhứt là người anh cả không biết tình trạng của con em mình ra sao! Rồi những
gương mặt thân thương của hai phi hành đoàn nầy không bao giờ không ẩn hiện
trong tâm tưởng tôi như kêu-rêu oán trách đấm chìm trong những cơn ác mộng
triền miên! Sáng nay tôi sẽ phải tìm đủ mọi cách để hiểu biết tường tận về tình
trạng của con em mình …
Cũng vì sức khỏe của Nhân-Viên-Phi-Hành, đối với BTL Hành Quân, sự tranh đấu
cũng không dễ dàng với Ðại tá Nguyễn Ðình Vinh, TMP/Hành Quân/QÐ1 để cho anh em
Trực Thăng không phải đậu tại phi trường Khe Sanh nầy vì cần phải có giấc-ngủ
tốt về đêm mới có sức lực yểm trợ cho quân bạn, nên anh em được về Ðông Hà, Ái
Tử ngũ đêm. Một mình tôi chịu trừng phạt bằng những âm thanh nhức óc chói tai
nầy bên cạnh TOC và BCH tiền phương Dù cũng đủ bảo đảm cho nhiệm vụ yểm trợ cho
ngày mai. Dù sao dựa vào tình huynh đệ chi binh tôi có nói đùa với Ðại tá:
“Theo sự hiểu biết của tôi, trong mùa nầy, nếu có buổi sáng nào… Ðại tá thấy
sương mù tan trước 9 giờ… Ðại tá đem tôi ra bắn bỏ!” Ðể rồi Ðại tá Vinh rất
thông-cảm nhưng miễn sao chu-toàn phi vụ là OK.
Tôi quyết tâm phải tìm hiểu dữ kiện tai nạn ra sao?
Ngày 8 tháng February 1971
- Hồi 1giờ chiều, TÐ 21 BÐQ do Th/Tá Tiểu-đoàn Trưởng Nguyễn Hiệp được trực
thăng vận tới bãi đáp [Landing Zone South] BÐQ Nam, khoảng 5 cs Tây Bắc FSB
Ðồi-30, phòng không 12.7 ly của Việt Cộng trên đồi trọc bắn xuống dữ dội khiến
11 BÐQ bị thương. Trực thăng võ trang Cobra của toán Không Kỵ Hoa Kỳ bắn phá
các ổ phòng không để bảo vệ cho trực thăng tiếp tục đổ quân [trực thăng võ
trang P.Ð 213 chỉ chịu trách nhiệm yểm trợ cho quân Dù mà thôi]. Các cuộc oanh
kích này gây một số tiếng nổ phụ và phá hủy một số công sự của địch. Cuộc đổ
quân hoàn tất vào lúc 11 giờ đêm (trong đêm tối phi cơ AC và EC-130B dễ dàng
yểm trợ tiếp cận cho quân bạn và khống chế, cũng như tiêu diệt các ổ phòng
không địch).
- Hồi 7 giờ 20, tại địa điểm XD 632370 gần Căn Cứ Hỏa Lực, Phú Lộc nơi đặt
BCH/LÐ1/BÐQ và TÐ 37 BÐQ trú đóng bị địch pháo kích bằng khoảng 50 quả đạn vừa
súng cối 120, 82ly cùng đại bác 152, 130ly khiến BÐQ 3 chết và 15 bị thương.
Ngày 9 tháng February - Thời tiết xấu khiến việc chuyển quân bằng trực thăng bị
đình hoãn 24 giờ; dù vậy, các đơn vị VNCH khoảng 5000 chiến binh đã sang Lào
trong ngày hôm truớc đã lập tức bung ra hoạt động trong vùng trách nhiệm cũng
như đào công sự phòng thủ chiến đấu.
- Hồi 3 giờ 45 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm địch khoảng 1 Ðại Ðội cách 4 cs Tây Bắc
CCHL Ðồi-30. Kết quả địch 8 chết, 1 AK 47 bị tịch-thu, phía BÐQ thiệt hại 1
chết, 1 bị thương.
Ngày 10 tháng February - 2 chiếc UH1-H của PÐ/ 213 và P/Ð233 bị bắn tan xác-
trong khi thời tiết có sáng sủa hơn.
- Hồi 1 giờ chiều: Tại gần Landing Zone South, BÐQ Nam, một hợp đoàn 4 trực
thăng của Liên Ðoàn 51 Tác Chiến, SÐ1KQ chở các SQ Tham Mưu QÐ/I bị phòng không
37 ly của địch bắn cùng phòng không 12, 7 và 14, 5 trên PT-76 bên sườn đồi bắn
chéo qua. Kết quả 2 trực thăng bị rơi, tất cả mọi người trên 2 trực thăng này
đều bị chết. Chiếc thứ nhất chở các Ðại Tá Trưởng Phòng 3 và 4 của QÐ1. Chiếc
thứ ba chở 4 phóng viên ngoại quốc là các anh Larry Burrows của báo Life, Henri
Huet của hãng AP, Ken Potter và Keishaburo Shimamoto của tờ Newsweek. Tin cho
biết vị Trưởng Phòng 3 có mang theo bản đồ hành quân và đặc lệnh truyền tin,
tuy quân ta có lục soát nhưng không tìm ra chỗ trực thăng bị rơi. Do đó địch có
thể đã bắt được các tài liệu quan trọng ngay từ khi cuộc hành quân khởi đầu. Ðó
là điều mà báo chí tây phương muốn đánh hỏa mù theo ý đồ của một siêu quyền lực
trong bóng tối muốn vậy, làm sao ai hiểu được nhóm phản chiến do Jane Fonda và
Pentagon do Trung úy Hải quân phản chiến John F Kerry đã cho Hà Nội biết tất cả
chi tiết bằng ngôn từ tiếng Việt qua Tam trùng Phạm Xuân Ẩn, chứng cớ hầm dấu
vũ khí súng ống đạn dược được đào sẵn chung quanh các CCHL thì rõ, nơi đây còn
là một Trung Tâm Huấn Luyện bổ sung quân số ngay tại chiến trường vào những năm
tháng trước ngày thành lập Quân Ðoàn 70B. Hiểu tường tận trận đồ như thế, nên
là phóng viên chiến trường nhưng tam-trùng Phạm Xuân Ẩn có dám leo lên trực
thăng bao giờ đâu, trái lại trận Ấp Bắc 1963 thì Ẩn khệnh khạng, ung dung ngồi trên
trực thăng H-21 bước chân xuống Ấp Tân Thới quan sát, chụp hình hậu quả trận
đánh.
Mọi chi tiết về phi vụ trực thăng này được biết như sau: Trong cuộc phỏng vấn
ngày hôm ấy, Ðại tá Nguyễn Văn Hiệp cho biết 4 trực thăng của KQVN này có nhiệm
vụ đưa các sĩ quan Tham mưu QÐ/I đến Phú Lộc để giải quyết vài trở ngại về vấn
đề tiếp tế lương thực cho LÐ/1/BÐQ, vị Trưởng Phòng 3/QÐ/I là Ðại tá Cao Khắc
Nhật, Trưởng Phòng 4/QÐ/I là Trung Tá Phạm Vi. Không hiểu vì lý do gì, toán
trực thăng bay lạc xa về hướng Tây Bắc tới gần các căn cứ của BÐQ trong phần
đất Lào. Khoảng 3 giờ chiều, khi thấy toán trực thăng bay khá lâu mà vẫn chưa
thấy báo cáo đã tới Phú Lộc nên tướng Lãm có hỏi LÐ/1/BÐQ. Cùng lúc đó, Ðại Tá
Hiệp nhận được tin có hai chiến trực thăng của Viêt Nam bị bắn rơi tại Lào. Sở
dĩ BTL Hành Quân không biết tin vì hai chiếc trực thăng còn lại bay thẳng về
Ðông Hà. Về phía Hoa Kỳ, một trong những phi công trực thăng có mặt tại chỗ là
Trung Tá Robert F. Molinelli, Chỉ Huy Trưởng Tiểu-đoàn 2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ,
thuộc Sư Ðoàn 101 lúc đó đang chỉ huy toán trực thăng Hoa Kỳ yểm trợ cho các
đơn vị BÐQ trong vùng, cho biết: "Toán trực thăng VN bay quanh theo một
khúc sông, nhưng thay vì bay bên bờ Nam, lại quẹo ngược sang bờ Bắc là nơi
chúng tôi biết rõ Cộng quân tập trung rất nhiều súng phòng không 37 ly và một
đơn vị chiến xa của Trung Ðoàn 202. Lúc đó, toán trực thăng gồm 4 chiếc Hueys,
bay hàng dọc hình nấc thang Trái, tốc độ chừng 90 knots, cao độ 2,200 feet.
Chúng tôi thấy rõ toán trực thăng nầy đang bay vào nơi nguy hiểm và đã cố gắng
liên lạc trên mọi tần số Guard để báo động, Tôi thấy chiến trực thăng dẫn đầu
(trên chở các sĩ quan tham mưu QÐ/I) trúng đạn nổ tung trên trời, còn chiếc thứ
nhì (chở các phóng viên) bị bắn bay mất một cánh quạt chính, main rotor qua
hình ảnh theo dõi từ vệ tinh cố-định (stationed satellite) chuyển về Pentagon
do tướng Haig điều hành.
Ngày 11 tháng February - Ðể tìm kiếm tông tích tai nạn của 2 chiếc UH-1H, cùng
yểm trợ cho nỗ lực chính trên tuyến xuyên lộ số 9 tiến xa hơn về hướng Tây nhắm
vào Tchépone, BTL/HQ quyết định tung thêm các đơn vị bảo vệ sườn Bắc và Nam vào
trận địa - Khoảng 14:30 H: T/Ð 39 BÐQ được trực thăng vận tới Landing Zone
North, BÐ BÐQ Bắc, khoảng 2 cs Tây Bản-Na để tăng cường cho TÐ/21 BÐQ đã trấn
đóng BÐ BÐQ Nam từ ngày 8 tháng 2 án ngữ mặt cực Bắc của vùng hành quân. Và
cùng lúc đó, TÐ3/1/BB được trực thăng vận tới CCHL Delta thuộc vùng Nam đường
xuyên lộ số-9 – Tới đây, cần nói qua về kế hoạch phối trí và phân nhiệm của các
TÐ BÐQ vì có một vài chi tiết đáng ghi nhận, Thiếu Tá Quách Thưởng [lúc đó là
Ðại Úy, TÐP TÐ 21/BÐQ] cho biết đúng ra TÐ 37/BÐQ được chỉ định phụ trách căn
cứ BÐQ Bắc, còn TÐ/39 BÐQ đóng tại Phú Lộc cùng với BCH LÐ/1/BÐQ; Nhưng các
trực thăng Hoa Kỳ đã thả lộn địa điểm nên TÐ 39 BÐQ đã có mặt trên đất Lào.
Trung Tá Vũ Ðình Khang, TÐT TÐ 39/BÐQ nói rằng theo thông lệ luân chuyển trong
mỗi cuộc hành quân, 3 TÐ thay phiên nhau, 1 làm trừ bị và bảo vệ BCH/LÐ còn 2
TÐ kia hành quân. Trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, tới phiên TÐ/39/BÐQ làm trừ
bị, nhưng lại được bốc sang Lào. Ðại Tá Nguyễn văn Hiệp, LÐT LÐ 1/BÐQ giải
thích: đúng ra theo lệnh hành quân, TÐ/39/BÐQ có nhiệm vụ trấn giữ Phú Lộc, còn
2 TÐ bạn hoạt động bên Lào. Nhưng vào ngày 10 tháng 2, các trực thăng Hoa Kỳ đã
đổ quân lộn tại địa điểm chuẩn bị trong vùng lân cận Phú Lộc. Trong biến cố nầy
có phải do thiên định mà LÐ51TC phải hy sinh 8 nhân viên phi hành cho sự lầm
lẫn nầy? Khi bốc quân sang Lào, TÐ/39 BÐQ ở vào vị trí thích hợp nhất nên đã
được chỉ định hoán đổi vị trí với TÐ/37 BÐQ. Ðiều đáng lưu ý là mặc dầu có sự
thay đổi bất ngờ vào giờ chót, các đơn vị BÐQ vẫn hăng hái chu-toàn nhiệm vụ,
đúng “Kỷ luật là sức mạnh của quân đội”. Về phương diện hành quân, đây không
phải là một mối quan tâm lớn, vì mỗi vị trí được chỉ định đều có một TÐ BÐQ
trấn giữ, điều đáng ca ngợi là các đơn vị trưởng BÐQ đã rất uyển chuyển đưa ra
những quyết định thay đổi nhanh chóng phù hợp với tình thế cũng như tuyệt đối
thi hành thượng lệnh, không khiếu nại hay than phiền. Ðây là một điểm son về
tinh thần kỷ luật cao độ rất đáng kính phục của các chiến sĩ BÐQ. Tuy nhiên,
việc trực thăng Hoa Kỳ thả lộn địa điểm, cùng với biến cố các trực thăng LÐ51TC
bay lạc ngay khi cuộc hành quân mới khai diễn chứng tỏ QLVNCH đã thất thế từ
đầu vì phải chiến đấu tại một địa bàn hết sức xa lạ. Mất yếu tố “địa-lợi” và
“thiên-thời” vì hằng ngày sương mù bao phủ suốt cả buổi sáng, lực lượng tham
chiến đã phải trả giá rất đắt trong suốt cuộc hành quân, nhưng bất công thay
không ai chịu hiểu được Biệt-Ðộng Quân là binh chủng biệt kích, cơ-động xuất
sắc nhứt trong QLVNCH. Theo tôi nghĩ: người ta chỉ luôn nghĩ đến 2 Sư Ðoàn Dù
và TQLC mà quên nhắc nhở đến BÐQ và Ðại đội Hắc Báo [Black Panther] của Sư
Ðoàn-1. Nhưng đối với 2 vị tư lệnh chiến trường Mỹ thì lại khác: Tướng
Westmoreland, khi ông phải bảo vệ cho 6000 TQLC Mỹ trấn đóng tại Khe Sanh,
Westmoreland đặt hết tin tưởng vào chỉ cần 1 tiểu đoàn BÐQ là đủ bảo đảm sự yên
tâm cho Mỹ trấn giữ căn cứ. Còn như Tướng Abrams thì lại khác, ông chỉ cần 1
Ðại đội Hắc-Báo [Black-Panther] của SÐ/1 là đủ: Vì trách nhiệm nặng nề của ông
là làm cách nào có được sự cấp cứu kịp thời, chỉ đoàn viên phi hành thuộc sư
đoàn 101 không kỵ mà thôi, nhưng sự thật khi TT Thiệu ra lệnh rút quân lập tức
ngay sau khi dẫm chân trên phần đất Tchepone. [Hay tin xấu, Tướng Alexander
Haig bay qua Quân đoàn 24 gặp Tướng Sutherland ra lệnh “Washington would like
to see ARVN stay in Laos through April” - buộc QLVNCH phải ở lại đến cuối tháng
April, hầu hoàn thành cho bằng được giai đoạn 3 của cuộc hành quân là khai thác
thành quả chiến trận, lúc đó Ðại đội Hắc Báo ở lại một mình bên Lào biến thành
lực-lượng phản ứng nhanh [rapid deployment force] cũng như cấp cứu đoàn viên
phi hành Mỹ (xem đoạn cuối)] Cũng ngày hôm nay, tại vùng trách nhiệm của
LÐ/1/BÐQ, địch gia tăng áp lực rất nặng; Quanh vùng Phú Lộc, TÐ/37 luôn luôn
chạm những toán tiền phong thuộc Quân đoàn 70B của Bắc Việt, ngoài ra, cũng bị
pháo liên miên. Trên phần đất Lào, các TÐ/39 và 21/BÐQ là các đơn vị bị địch
quân tấn công thăm dò nhiều nhất và cũng là tuyến lửa của mũi dùi quân BV tiến
qua từ vùng hoả tuyến Bắc DMZ, sau khi đoán chắc rằng quân lực VNCH không
Bắc-tiến.
Ngày 12 tháng February
- Hồi 11 giờ trưa, TÐ/37 đụng địch cấp tiểu đoàn tại địa điểm XD 670466, khoảng
3 cs Bắc Tây Bắc Phú Lộc, được trực thăng võ trang Cobra yểm trợ, BÐQ hạ 13
địch, bắt sống 1, thu 10 AK. Bên ta 4 chết, 6 bị thương và 2 trực thăng võ
trang loại Cobra (AH-1G) bị phòng không 12.7 ly bắn hạ khiến 2 phi hành đoàn bị
tử thương và 2 bị thương, cái thất thế nhứt cho Cobra là khi tác xạ phải làm
vòng chờ để đâm đấu xuống xạ kích, ngoài ra bao vùng tác xạ bị hạn định về
không gian phía trước, khác hẳn với gunship 213 Song Chùy, tầm xạ trường bao
vùng rộng lớn hơn kể cả bắn tập hậu, lính BV chỉ biết tìm nơi trú ẩn khi nghe
tiếng mưa đạn của gunship Việt Nam, người xạ thủ vô cùng lợi hại nầy với đôi
mắt như con Cú ráo-đảo chiến trường, điển hình là Trung Sĩ Nguyển Văn Ðức người
xạ thủ thần tượng của tôi. Quân BV cũng không phải là mình đồng gan sắt, dù họ
có uống thuốc liều khi lâm trận, nhưng khi nghe tiếng bò rống của Minigun thì
liền tức khắc tìm chỗ núp mới mong sống-còn, vì không biết tử thần từ đâu đến
mà chỉ nghe tiếng cánh quạt điên cuồng chém gió với âm thanh rùng-rợn nổ ròn rả
ma quái đùng đùng lướt tới. Vì con chim lửa đầu đàn bị nổi khùng đưa ra thế
chiến thuật mới gọi là “Thuật-Ðộn-Rừng-Ngụy-Âm” địch thủ không biết lưỡi hái tử
thần từ đâu đến. Có phải nhờ vậy mà đoàn viên LÐ51TC không còn bị tử trận cho
đến khi cuộc hành quân chấm dứt!? Chờ xem kết-quả ở đoạn kết!
- Hồi 6: 25 chiều, TÐ/21 BÐQ chạm khoảng 1 Trung Ðội VC tiền-sát thuộc Trung
Ðoàn 88, SÐ/308 BV tại 4 cs Ðông Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 585520), bắn
hạ 11 tên địch.
- Ðến 10 giờ đêm cùng ngày, dưới sự yểm trợ đắc lực của gunship AC-130,
TÐ/21/BÐQ bị địch pháo kích khoảng 40 đạn súng cối 82, và 120 ly khiến 6 bị
thương, liền tức khắc EC-130B can thiệp nên chúng không dám bắn trả vì tuyến
đạn lửa dễ bị phát hiện trong đêm tối sẽ bị EC-130B dập tắt ngay bằng hoả lực
đại bác đủ loại.
Ngày 13 tháng February
- Hồi 1:50 sáng, tại địa điểm XD 575503 khoảng 3 cs Tây Tây Nam Landing Zone
North, TÐ/39 BÐQ chận đánh một đơn vị VC, bắn hạ 43 tên, thu 2 đại bác phòng
không 37 ly, 2 thượng liên 12.7 ly và một số lượng lớn súng cá nhân và đạn
dược. Phía BÐQ chỉ có 1 chết và 10 bị thương nhờ gunship vận tải cơ bao vùng
[nên nhớ rằng theo điều lệ ROE, giai đoạn-2 vận tải cơ EC-130B, chịu trách
nhiệm về sườn phía Bắc, còn B-52 Arc Light chịu trách nhiệm về phía sườn Nam,
nên Trung đoàn của Ðại tá Nguyễn Khoa Ðiềm cứ bị B-52 đuổi đít hầu như mỗi
ngày. Còn không quân chiến thuật (Skyspot) thì chịu trách nhiệm trục nổ lực
chính trên đường tiến-sát xuyên trục lộ-9 – Nên TÐ Phó TÐ/8 Dù và một số anh em
Thiết-kỵ và Dù mới bị thương vì không chịu đi đúng theo lộ-đồ chiến trận bài
bản trong phòng lạnh tại Pentagon do Tướng Haig là người chủ đạo và điều hành.
ROE [Rule Of Engagement] còn là con dao hai lưỡi nếu bên VNCH mạnh hơn thì
EC-130B sẽ bắn lầm vào để cân bằng lực lượng. Ðiều nầy khó hiểu chỉ có thể
những chiến sĩ BÐQ mới là nhân chứng sự bắn chính xác của EC-130B kể cả ban đêm
có thể yểm trợ quân bạn cách vài chục thước (Tôi biết sẽ có một số bạn không
tin về độ chính xác nầy).
- Trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ sáng, TÐ/21 BÐQ đụng độ lẻ tẻ với chừng
1 Trung Ðội tiền sát BV, bắn hạ 15 tên.
- Trong khoảng thời gian từ 7: 10 giờ sáng, TÐ/21 chạm địch quân số không rõ,
kết quả BÐQ, 1 chết, 7 bị thương; quân Bắc Việt 4 chết. BÐQ tịch-thu 300 thùng
đạn đại bác chiến xa 100, và 76ly của hậu cần phụ thuộc Trung đoàn 202
Chiến-Xa.
Ngày 15 tháng February
- Hồi 1 giờ 30 chiều, tại địa điểm phía Nam Landing Zone North (tọa độ XD
595515), TÐ/39 BÐQ bị pháo kích khiến 5 bị thương.
- Hồi 10: 45 tối, cũng tại vùng Nam Landing Zone North (tọa độ XD 590514) một
thành phần của TÐ/39 BÐQ chạm địch, giết 5 VC, BÐQ 2 bị thương.
Ngày 16 tháng February
- Hồi 10 giờ tối, tại phía Bắc Landing Zone South (tọa độ XD 583503) một thành
phần của TÐ/ 21 BÐQ chạm địch không rõ quân số, bắn hạ 6 VC, tịch thu 50 trái
sáng, BÐQ 6 bị thương. Cho đến thời điểm này, QLVNCH đã chiếm Bản Ðông (Aluối)
được gần 1 tuần lễ nhưng không dễ-dàng tiến thêm tới gần mục tiêu 604 Tchépone.
(còn tiếp)
TD/39/BDQ va Cuoc HQ Lam-Son 719
(tiep theo)
Trận đánh tại Căn Cứ Biệt Ðộng Quân Bắc (Landing Zone North) -Sáng ngày 17
tháng February – Tin tình báo cho biết lực lượng tăng viện cấp Sư Ðoàn của Cộng
quân từ vùng Phi Quân Sự đã bắt đầu xâm nhập phía Bắc vùng hành quân. Rạng sáng
ngày 18 tháng February, địch gia tăng áp lực vào các đơn vị BÐQ. Các TÐ/21 và
39 BÐQ bị tấn công thăm dò và pháo kích liên tiếp. Tuy nhiên, được pháo binh và
phi cơ yểm trợ rất hiệu quả, các TÐ BÐQ vẫn giữ vững vị trí; mãi đến 8: 30 sáng
cùng ngày, BCH/LÐ1/BÐQ tại Phú Lộc cũng bị pháo kích 8 đạn súng cối 120 ly rất
chính xác, khiến 2 chết, 4 bị thương; Tin tình báo do cung từ của tù binh xác
nhận Sư Ðoàn 308 Cộng quân với ba Trung Ðoàn 64, 88 và 102nd đã tham chiến và
hiện tập trung quân tại vùng trách nhiệm của BÐQ. Khi trời sáng rõ, một trực
thăng tải thương loại Huey thuộc Ðại-đội 237, Tiểu Ðoàn 16, Lữ Ðoàn 44
Tải-Thương của Hoa Kỳ [có tên là DMZ Dust Off. DMZ là tên tắt của
De-Military-Zone tức là vùng Phi Quân Sự. Dust Off là tên lóng để gọi chung các
trực thăng tải thương Hoa Kỳ] nhận được lệnh tải thương khẩn cấp cho TÐ/39 BÐQ.
Nên nhớ đại đa số những trực thăng tham chiến tại Hạ Lào không phải của Không
Quân mà thuộc các Sư Ðoàn Bộ Binh Không Kỵ 101 Hoa Kỳ nên được tổ chức thành
các Tiểu Ðoàn hoặc Ðại Ðội theo hệ thống Lục Quân.
Chiếc trực thăng tản thương cất cánh tại Khe Sanh, hai phi công là Trung Úy
Joseph Gordon Brown và Darrel Monteith, với hai Trung Sĩ y tá tên Fujii và
Simpco cùng cơ khí viên Costello; Trên đường bay, phi hành đoàn đã được thông
báo là bãi đáp rất "nóng" (hot) vì bị phòng không và súng cối địch
vây chặt. Khi còn cách Căn Cứ LZ Ranger North chừng 3 cây số, phòng không địch
đã bắn lên như mưa, Toán trực thăng võ trang Cobra hộ tống vội nhào xuống bắn
hỏa tiễn và minigun để tiêu diệt các ổ phòng không nhưng không mấy hiệu quả vì
những ổ súng này được ngụy trang rất kỹ càng, khéo léo và chôn sâu trong các
công sự, hầm hố, dưới gốc bụi Tre, nơi vách núi đá khá vững chắc. Sau một hồi
bắn phá, hai chiếc Cobra đã hết đạn, vả lại nhiên liệu cũng gần cạn nên phải
quay về Khe Sanh tái tiếp tế. Phi công Brown nhận thấy phòng không địch vẫn còn
quá mạnh, không thể vào bãi đáp nên đã quyết định hủy bỏ công tác. Nhưng chỉ
một lát sau, anh đổi ý, hay có lệnh mới, anh bay vòng trở lại, mặc dầu trực
thăng võ trang hộ tống đã bay về Khe Sanh để tái trang bị hỏa lực. Gần tới Bãi
Ðáp Ranger North, chiếc trực thăng tản thương bay thật thấp để cố tránh màng
lưới phòng không, nhưng những lằn đạn lửa AK và 12.7 ly vẫn chằng chịt đuổi
theo. Từ trên trực thăng, anh Trung Sĩ, y-tá Fujii người Hawai trông thấy rõ
các binh sĩ BÐQ trong giao thông hào đang chiến đấu dưới làn mưa đạn súng cối,
hỏa tiển 122ly và pháo 152ly của Cộng quân. Trực thăng tản thương quyết tâm
nhào vội xuống bãi đáp; Toán tản thương của BÐQ đẩy vội các thương binh lên
trực thăng, nhưng khi vừa rời mặt đất, một quả súng cối 120 ly nổ ngay bên cạnh
máy bay khiến phi công trưởng Brown chết ngay tại chỗ, còn phi công phụ
Monteith bị thương nặng, hai anh Fujii và Simpco đều bị trúng mảnh đạn súng cối
ở lưng, chỉ có anh Costello là vô sự. Chiếc trực thăng cách mặt đất vài thước
rơi xuống đất, tất cả những người sống sót, kể cả các thương binh BÐQ vội rời
trực thăng chạy vào giao thông hào cách trực thăng chừng 10 thước; Sau đó, một
trực thăng Huey cấp cứu khác liều lĩnh đáp xuống và cứu được phi hành đoàn Hoa
Kỳ, ngoại trừ anh Trung Sĩ y-tá Fujii bị kẹt lại vì đang núp dưới bunker chạy
ra không kịp; Từ lúc đó, các phi công Hoa Kỳ được lệnh tránh xa khu vực này vì
hỏa lực phòng không quá dữ dội. Trong khi đó, Cộng quân cũng pháo kích vào
Ranger LZ South.
Sáng ngày 19 tháng February, áp lực tại căn cứ BÐQ Nam tương đối giảm, tuy
không bị tấn công nhưng cường độ pháo kích vẫn dữ dội và liên tục. Ngoài ra,
phòng không địch và súng cối 120ly vẫn khóa kín bãi đáp khiến TÐ/21 BÐQ không
thể cựa quậy, đồng thời làm cho mọi hoạt động của vị trí này bị ngưng trệ. Khi
đã cô lập và phá được thế liên hoàn giữa hai tiểu đoàn BÐQ, Cộng quân tập trung
toàn bộ lực lượng Trung Ðoàn 102nd, SÐ 308 tấn công TÐ/39 BÐQ đóng xa hơn về
phía Bắc. Tuy bị vây hãm và tấn công dữ dội, các binh sĩ Mũ Nâu dưới quyền chỉ
huy của Thiếu tá Khang vẫn bình tỉnh chiến đấu, đẩy lui nhiều đợt tấn công biển
người của Cộng quân. Các trực thăng thuộc TÐ/158 Trực Thăng (158 CAB - Combat
Assault Battalion) Hoa Kỳ do Trung Tá Peachy chỉ huy bay liên tục để tản
thương, tiếp tế và yểm trợ hỏa lực cho tiền đồn bị tấn công này; Các pháo đội
thuộc TÐ 44 PB đặt tại Phú Lộc về hướng Ðông và FSB Ðồi-30 về hướng Nam cũng
tác xạ tối đa vào các vị trí quân Bắc Việt. Ðể tránh hỏa lực dữ dội của phi
pháo, địch quân đã liều lĩnh áp dụng tối đa chiến thuật "bám sát"
[hugging] Nhiều khi chúng nằm sát lớp hàng rào phòng thủ khiến nhiều trực thăng
tiếp tế bị trúng đạn địch vì lầm tưởng là binh sĩ BÐQ, vì đôi bên quá gần nhau
nên phi cơ thả bom yểm trợ cũng rất khó khăn chỉ trừ có EC-130B có thể yểm trợ
quân bạn 20 thước kể cả ban đêm nhờ hệ thống điển tử hồng ngoại tuyến nên đã
cứu được hai tiểu đoàn BÐQ đang bị vây hãm. Trong học viện Quân sự Hoa-kỳ đánh
giá cao về sự đa dụng của chiếc vận tải cơ bán phản lực EC-130B nầy.
Trận đánh tại căn cứ Ranger North kéo dài suốt ngày 19 tháng February. TÐ39 BÐQ
báo cáo địch tấn công mạnh nhất vào sườn phía Ðông bằng súng không giật trực xạ
sơn pháo 85ly và súng cối 120ly đặt rất gần căn cứ nên bắn rất chính xác. Nhưng
sau nhiều đợt tấn công tiền pháo hậu xung của địch, TÐ39 BÐQ vẫn giữ vững vị
trí dưới các công sự để cho gunship EC-130B không tập- Cung từ của tù binh xác
nhận đơn vị Cộng quân tấn công là Trung Ðoàn 102nd, được trang bị toàn vũ khí
và quân trang mới. Trung Ðoàn này có nhiệm vụ thanh toán căn cứ Ranger North bằng
mọi giá để dọn đường cho lực lượng tăng viện của chúng có thể tiến sâu hơn vào
vùng hành quân. Tuy bị bao vây và tấn công liên tục nhưng dưới sự chỉ huy bình
tĩnh và gan dạ của Thiếu tá TÐT Vũ Ðình Khang, các chiến sĩ TÐ39 BÐQ vẫn bình
tĩnh chiến đấu, đánh bật những đợt tấn công biển người. Cộng quân tuy bị thiệt
hại nặng nhưng vẫn bám sát trận địa và liên tiếp mở nhiều đợt tấn công vì chúng
được bổ xung quân số và tăng viện rất nhanh chóng tại Trung tâm huấn luyện nơi
đây và các hầm hố chôn dấu vũ khí đã có ước tính trước. Nhưng đến chiều Cộng
quân đành phải rút lui để chỉnh đốn hang-ngũ vì bị chết quá nhiều, xác và vũ
khí đủ loại của Cộng quân bỏ lại ngổn ngang trên các sườn đồi, dọc theo dòng
suối.
Trận đánh ngày 19 tháng February là một chiến thắng lớn của TÐ/39 BÐQ nhưng
những chiến sĩ quả cảm nầy cũng đã bị yếu sức vì nhiều binh sĩ bị chết và bị
thương không được di tản đã nhiều ngày, lại không được tăng viện hay giải tỏa
áp lực; Nguy hiểm hơn nữa, đạn dược cũng gần cạn vì không được tiếp tế, đến đêm,
quân BV sau khi bổ xung lực lượng lại tiếp tục tấn công. Cũng vào lúc đó, các
căn cứ Ranger South và Phú Lộc bị pháo kích dữ-dội, và đánh cầm chân nên không
thể tăng viện hay yểm trợ hữu hiệu cho TÐ/39 bạn đang bị áp lực nặng nề. Trên
bốn sườn đồi bao quanh căn cứ Ranger North như lòng chảo bị bao vây, địch quân
đồng loạt tấn công biển người vào các tuyến phòng thủ của BÐQ. Tại hầm chỉ huy,
Thiếu Tá Vũ Ðình Khang, vị TÐT can trường vẫn bình tĩnh điều động đơn vị phòng
thủ và phản công. Ông dùng anh y tá người Mỹ Fujii như một chuyên viên truyền
tin bất đắc dĩ để đảm trách việc liên lạc với các phi cơ Hoa Kỳ. Trung sĩ Fujii
hoạt động rất đắc lực chuyển lời yêu cầu của Thiếu tá Khang lên các trực thăng
võ trang Cobra và các phản lực cơ của Không Hải Quân chiến thuật Hoa Kỳ những
tọa độ mục tiêu chính xác để xin oanh tạc. Nhiều lúc, quân BV vì quá đông nên
môt số đã lọt được vào phòng tuyến của BÐQ, chiếm được một khúc giao thông hào,
các chiến sĩ Mũ Nâu can trường đã phải cận chiến bằng lưỡi lê và lựu đạn để đẩy
lui chúng.
Ðến đây, tạm thời mở một dấu ngoặc để nói thêm về anh Trung sĩ y tá Fujii, lúc
đó, các phóng viên báo chí, truyền thanh và truyền hình đa số thuộc loại phản
chiến của Hoa Kỳ luôn tìm đủ mọi dịp loan tin giật gân nhằm mục đích triệt hạ
uy tín QLVNCH. Vì đạo luật Cooper-Church Amendment 1970 ngăn cấm không cho quân
bộ chiến Hoa Kỳ có mặt trên phần đất Lào và Cambodia nên gặp dịp anh y tá Fujii
bị bắn rơi, chạy không kịp nên bắt buộc phải chiến đấu bên cạnh TÐ39 BÐQ, họ
liền nắm lấy cơ hội. Họ ca tụng Fujii như một vị anh hùng trong trận đánh tại
căn cứ Ranger North, BÐQ Bắc, coi như một mình anh y tá này đã cứu nguyên một
Tiểu Ðoàn 39/BÐQ tinh nhuệ. Có người lại còn "phong" cho anh ta chức
vị "cố vấn" bất đắc dĩ của TÐ39 BÐQ! Ðây là một sự thổi phồng lố bịch
và quá đáng! Chúng ta hãy tưởng tượng trong lúc dầu sôi lửa bỏng, mạng sống như
chỉ mành treo chuông, một anh y tá chuyên cầm kim chích bị kẹt lại dưới đất vì
không chạy kịp, dù là sĩ quan Mỹ tốt nghiệp vỏ bị West-Point đi nữa đã "cố
vấn" được những gì cho một một TÐT BÐQ dạn dầy kinh nghiệm chiến trường
như Thiếu tá Khang? Ðồng ý là anh Fujii đã trợ giúp TÐ39 BÐQ rất đắc lực trong
lãnh vực liên lạc truyền tin, nhưng các chiến sĩ BÐQ còn đóng góp đắc lực hơn
nhiều trên phương diện thực sự kinh nghiệm chiến đấu. Thật ra, vai trò của anh
y tá này đơn thuần chỉ là một âm thoại viên, nhận những quyết định, dữ kiện
cùng lời yêu cầu oanh tạc yểm trợ từ Thiếu tá TÐT-Khang rồi chuyển lại cho các
phi công Hoa Kỳ vì lý do anh nói tiếng Anh dĩ nhiên thành thạo và dễ hiểu hơn,
rất có thể việc "liên lạc" thông thường này được người Mỹ coi là vai
trò quan trọng của cố vấn chăng? Cũng anh Fujii này, sau đó có dịp nhẩy lên
được một trực thăng rời khỏi Ranger North, nhưng không may trực thăng này cũng
bị trúng đạn, nhưng đáp được xuống LZ Ranger South nên lại bị kẹt tại đây.
Chuyện chỉ có vậy, thế mà báo chí Hoa Kỳ lại có dịp thổi phồng, nói là anh y-tá
này tình nguyện ở lại với TÐ21 BÐQ để giúp đơn vị này phòng thủ căn cứ! Trở lại
trận đánh tại LZ Ranger North; Tuy bị Cộng quân bao vây chặt chẽ và tấn công
suốt đêm nhưng TÐ/39 BÐQ dù đã bị thiệt hại khá nặng và đạn dược cũng gần cạn
nhưng vẫn còn giữ vững vị trí chiến đấu. Thiếu Tá Khang luôn đôn đốc các chiến
sĩ của mình đề phòng cẩn mật và tiết kiệm đạn dược vì ông biết trong hoàn cảnh
nguy-nan này, trực thăng tiếp tế hay tải thương không còn cách nào đáp xuống
được nữa, về trận đánh tại căn cứ BÐQ Bắc trong đêm 19 tháng February này,
chính anh "cố vấn" Fujii đã kể lại cho các phóng viên Hoa Kỳ nghe như
sau:
"Trận đánh vô cùng khốc liệt, cả ngọn đồi như bốc lửa vì hỏa lực bom đạn
đôi bên, tuy có một vài sĩ quan BÐQ hoảng hốt khi thấy được lực lượng BV quá
đông và có chiến xa yễm trợ nên gỡ bỏ cấp bực phù hiệu và thiêu hủy thẻ quân
nhân, nhưng bù lại vị TÐT vẫn bình tĩnh và gan dạ chỉ huy cuộc phòng thủ và
phản công, có lúc địch quân đông như kiến tràn vào, tôi đã phải dùng súng M-16
bắn hết băng đạn này đến băng đạn khác vào những đợt xung phong biển người, NVA
chết như rạ nhưng vẫn liều lĩnh xông vào. Có lúc toán tiền phong cảm tử của
địch đã lọt được vào trong vị trí phòng thủ, nhưng bị các chiến sĩ BÐQ can
trường dùng lưỡi lê và lựu đạn cận chiến đánh bật ra trong vòng 10 phút. Sáng
hôm sau, chúng tôi bắn hết đạn, tôi thấy các chiến sĩ Mũ Nâu phải đi lật từng xác
đồng bạn cũng như xác địch để kiếm thêm đạn dược và vũ khí còn xử dụng được.
Những người còn chiến đấu được thiết lập một tuyến phòng thủ quanh hầm chỉ huy
để sẵn sàng tử chiến, nhưng phải thành thật, suốt đếm đó nếu không có EC-130B
gunship bao vùng thì thật khó mà không bị địch tràn ngập lên cứ-điểm LZ".
Sáng ngày 20 tháng February, ngay từ lúc hừng đông, khi lớp sương mù chưa tan
hết trên rừng núi Hạ Lào, từng đợt phi cơ đủ loại đã ào tới trợ chiến. Bắt đầu
từ lúc 9: 30 sáng cho tới 2: 30 chiều, tổng cộng có 32 phi vụ oanh tạc yểm trợ
cho hai căn cứ BÐQ Ranger South và North đang bị vây hãm khiến hàng trăm Cộng
quân bị tan xác. Mặc dầu bị thiệt hại rất nặng vì hỏa lực phi pháo, Cộng quân
vẫn không rời bỏ trận địa và được yểm trợ đắc lực bằng một rừng phòng không đủ
loại tạo thành màng lưới lửa dầy đặc khiến trực thăng tiếp tế và tản thương
không thể nào vượt qua nổi; Nhiều phi công trực thăng Hoa Kỳ cố lao qua bức
tường lửa phòng không nhưng chỉ có hai trực thăng may mắn đáp xuống được trong
khoảnh khắc. Khi cất cánh, cả hai phi cơ này đều bị trúng đạn phòng không, một
chiếc phải đáp khẩn cấp xuống căn cứ LZ Ranger South, chiếc kia may mắn bay
được tới FSB Ðồi-30 xa hơn về phía Nam. Trận chiến quả là đẫm máu, vô cùng
khốc-liệt, đến trưa , các máy bay quan sát FAC Bronco OV-10 báo cáo quân BV lại
pháo kích dữ dội và có chừng 400 đến 500 tên đang vây kín vị trí của TÐ/39 BÐQ.
Những trận mưa pháo liên tiếp của địch khiến ngọn đồi nhỏ như vỡ tan thành từng
mảnh vụn cho đến con kiếng cũng không sống nổi. Những lớp bụi đất đá Hạ Lào màu
vàng nhạt liên tục tung lên sau mỗi đợt pháo kích, che phủ cả các chiến sĩ Mũ
Nâu anh dũng vẫn bình tỉnh ghìm súng chờ địch dưới giao thông hào qua lớp khói
mù-mịt, không còn phung phí đạn như trước đó nữa. Không được tăng viện, không
được tiếp tế, không được tản thương, số tổn thất mỗi lúc một cao và đạn dược đã
hết sau nhiều ngày tử chiến, số mạng của các chiến dĩ TÐ/39 BÐQ như chỉ mành
treo chuông. Mọi yểm trợ sinh tử cứu nguy chỉ còn trông mong vào các phi cơ Hoa
Kỳ và pháo binh từ các vị trí bạn bắn tới yểm trợ, nhưng rất tiếc trực thăng
của LÐ51TC không được lệnh yểm trợ cho BÐQ mà chỉ có Dù, Thiết kỵ và Sư đoàn-1
mà thôi.
Bỗng dưng tôi nghe trong nón bay: ”Song Chùy I, đây Kingstar 5 gọi…nghe không
trả lời…?" Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra ngay là của Phi-Đội 233 đã
phải đổi công tác, dồn tất cả nỗ lực để tản thương cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vì phi
công Hoa Ky ...
Trận Hạ-Lào và Tiểu Đoàn 39/ BĐQ
Ðang bao vùng cho TÐ/6 Dù, bỗng dưng tôi có lệnh phải yểm
trợ cho BÐQ vì Không lực Mỹ đang dồn hết phi xuất để lo cấp cứu đoàn viên phi
hành của hhọ bị nạn. Liền sau đo tôi nghe trong nón bay:”Song Chùy I, đây
Kingstar 5 gọi… nghe không trả lời…?" Nghe tiếng Kingstar, Tôi hiểu ra
ngay là của Phi-Đội 233 đã phải đổi công tác, dồn tất cả nổ lực để tản thương
cho Tiểu-Đoàn 39 BĐQ vì phi công Hoa Ky từ chối dành tất cả phi vụ chỉ có cấp
cứu cho phi hành đoàn Mỹ mà thôi. Tôi tự nhủ lòng là phải dành tất cả hỏa lực
để yểm trợ cho Phi đội mới thành lập nầy. Sự thật, tôi chỉ cắt cử cho Phi đội
tân lập nầy chuyên trách bay yểm trợ cho Sư-đoàn-1 mà thôi, vì thế đất ở phía
Nam đường 9 tương đối ít núi cao, khắp nơi toàn là đồi trọc, cao hơn mặt biển
chưa đầy 700 thước.
Nghe tiếng gọi run-run yếu đuối… như trông cậy vào…Tôi bùi ngùi trong giây lát…
chiến tranh đã nuốt chửng biết bao thế hệ trẻ… Những cánh Chim non đang ngỡ
ngàng lặn hụp trong khung trời mới lạ, phải gồng mình bay qua biển lửa với đủ
loại phòng không dầy-đặc. Tôi dõng dạc trả lời như đem lại một sự bảo đảm nào
đó cho họ “niềm tin vào cấp lãnh đạo”
“Kingstar 5…cho biết vị trí ở đâu”
“Song-Chùy I… Kingstar 5 đang ở chỗ hẹn như ấn định”
“Làm vòng chờ… 4 phút nữa Song-Chùy sẽ hướng dẫn vào tọa độ tản thương”
2 chiếc Trực-thăng Võ trang, tạm thời rời vùng hành quân, bay sà thấp trên ngọn
cây, về hướng Đông Nam để đón Kingstar 5 đang bay vòng tròn trên vòm trời
Nhà-tù Lao-Bảo (tên hồi còn thực dân Pháp cai trị). Trung úy Lưu vừa được tôi
xác-định hành quân trong tuần qua, một sĩ quan BÐQ đã tình nguyện qua Không
Quân, ngoài tay-lái gan-lì, với chiêu-thức phong cách bay rất khôn ngoan và rất
liều mạng. Cả tuần nay, tôi đã bay vị thế wingman để Lưu làm lead. Tuy là TPC
Gun mới ra nghề nhưng đường bay lã lướt của Lưu không khác gì những top gun như
Tiến, Châu, Thục… người chỉ huy giỏi có nghĩa là do sự may mắn có được nhiều
phi hành đoàn giỏi, gan dạ và dũng cảm. Tôi được có may mắn là con chim đầu đàn
của một Phi đoàn đã được thượng cấp tín nhiệm biệt phái tham gia không những
trong nước mà còn đảm nhiệm các trọng trách như bay yểm trợ cho Dù từ Ðồn điền
Chup Cambodia đến nam Lào. Vùng hỏa-tuyến là vùng chịu trách nhiệm nặng nhứt về
chiến đấu cũng như thời tiết khắc-nghiệt, núi non hiểm trở, gió lộng từng cơn,
điều khiển con tàu không dễ dàng khi phải đáp trên các cao điểm đầy gió chướng.
Nghe nói bay tản thương và tiếp-tế đạn nhỏ cho BÐQ, Lưu có vẻ kích động
hăng-say nhớ về màu cờ sắc áo hào-hùng của đơn vị cũ. Anh đang hăng-tiết bay
xạc lướt trên ngọn cây về hướng nam Lao Bảo. Vì bay cao nên Kingstar 5 không
thấy chúng tôi bay xà ở dưới thấp.
“Song Chùy đã thấy Kingstar… hãy giảm cao độ bay xuống thẳng đến hướng 2 giờ
của Kingstar 5 sẽ gặp chúng tôi đến đón”.
Hai chiếc Võ trang bay đội hình sẵn sàng tấn kích, còn chiếc Kingstar 5 bay
cách đằng sau 2 phút. Lúc nầy hơn bao giờ hết, tôi phải làm lead để vào một
vùng vô cùng nguy hiểm. Nơi này đã có một rừng phòng không mà sự thiệt hại của
Mỹ trong mấy ngày qua không thể tưởng tượng nổi, quá nhiều trực thăng bị bắn hạ
như lá vàng rơi tại LZ North và South Ranger. Tiểu đoàn 39 bi tràn-ngập bởi
Trung đoàn 102nd BV, được trang bị vũ khí tối tân nhứt vùng thuộc Quân đoàn
70B, Duy có 1 đại đội của TÐ-39 bị thất lạc và đang chạy về hướng Ðồi-30. Họ
phải mở đường máu xuyên qua tuyến lửa của Trung đoàn/88 bằng những phát đạn
AK-47 và B-40 chiếm được của địch để ngụy-âm cũng như chống trả tự-vệ khi cần
phải nổ súng. Tôi có thể đoán được vị trí của đại đội nầy: từ noi bị tràn ngập
tọa độ: XD 575 503 đến Ðồi-30, bây giờ họ chỉ cách Ðồi-30 vào khoảng 4 cây số.
Tại sao họ phải theo đường thông thủy, để phải lên cao dần? Cần nước! Nhưng mà
là trục đường tiến-sát gần nhứt, và chỉ có phương hướng ngắn nhanh về hướng nầy
mà thôi, Họ đang lấy Phương hướng 165 và thế đất cao dần nhưng đã thoát qua
khỏi vòng vây của địch từ đây cho đến Ðồi-30.
Ðội hình phải thay đổi, trải rộng tầm quan sát khi cần yểm trợ xạ kích bao che
lẫn nhau. Tôi ra lệnh Lưu đi trail, cách nhau 15 giây, và Kingstar-5 cách 45
giây theo sau. Tăng thêm sức máy vượt qua chiếc lead, tôi bay sát ngọn cây ở
cách sườn đồi trọc hơn 800 thước để tránh xa tầm đạn hữu hiệu của AK-47 từ trên
đồi bắn xuống. Bất ngờ, chúng tôi khám phá được các tụ-điểm Pháo tầm xa của
Lính BV qua những hầm miệng ếch, đất vùng nầy có khác màu vàng xậm như nghệ,
còn tươi rói vì mới đào!? Các xạ thủ của mình thật vô cùng kinh nghiệm trong
chiến đấu, họ không phung phí đạn dược vô lối, âm thanh chi còn là tiếng máy
phản lực qua cánh quạt đều đều chém gió, tuyệt đối không một viên đạn nào bay
ra khỏi nòng. Sự thật chúng tôi đang bay trên vùng rừng già nguyên thủy,
dầy-đặc cây cao trên 40 thước, không có dấu vết sanh hoạt gì của loái người nơi
đây, Thình lình, đồng loạt tôi nghe tiếng bò-rống của 4 cây minigun đồng loạt
nổ dòn tan. Quả thật khi tôi nhin ngang trên tầm cánh quạt, nhận ra vô-số hầm
miệng ếch, có cả súng đại pháo lồ lộ không ngụy trang. Tất cả minigun đều tưới
xuống dàn pháo, có lẽ pháo 130, hay 152ly. Nơi đây đứng về mặt địa hình, các
khẩu nầy có thể bao vùng đến tận Ðồi 31, 30, Phú Lộc, LZ North, South luôn cả
A-Luối và Hồng Hà-2 nữa.
“Khi sắp đến bãi đáp… Song-Chùy sẽ cho biết trước vài phút để lên cao độ, nhìn
bao quanh bãi đáp… Song Chùy sẽ Prep trước mặt, dọc theo hướng đáp cận tiến của
Kingstar 5…O.Kay?”
Trên cao, cách đây khoảng 3 cây số, OV-10 đang hướng dẫn F.4 Phantom oanh tạc
các ổ trọng pháo của CSBV đang bắn rền vào 2 Căn-cứ Hỏa-lực 30, 31. Tôi thừa
hiểu các khẩu pháo đã được kéo vào sâu trong hầm núi dấu kín, có thể OV-10 chỉ
oanh kích được những khẩu pháo giả (Phony Gun) CSBV cố ý phơi bày ở những nơi
dễ nhận dạng. Sáng hôm nay lợi dụng sương mù, Không-quân Chiến-thuật không thể
can thiệp, nên chúng tha hồ bắt nạt anh em Dù và BĐQ. Vào khoảng 11 giờ sáng nay,
khi sương mù đang tan, chúng tôi đã bay ngang qua chúng, mà chả có anh Vẹm nào
chịu nhìn lên, nên chúng tôi mới phát hiện ra được các hầm dấu Pháo. Chúng đã
đào sâu vào nghách núi, ngoài ra vị trí đặt Súng rất an-toàn, không sợ 16 khẩu
Pháo 175 ly (Long-Tom) 18 khẩu 155 ly và 8 khẩu, 8 inch Howizers của Mỹ đang
giàn ra nơi biên giới Lào-Việt. Nói cách khác là chúng rất ranh mãnh, đặt Súng
ở phía Tây-Bắc của các sườn núi dựng đứng, như bức tường lá chắn nên tạc đạn
không bao giờ tới được, mà sườn núi ở hướng Đông bao lãnh hứng hết, mỗi khi Mỹ
pháo kích vào. Tôi đưa ra một hoạt cảnh dễ hiểu: Vào một buổi sáng đẹp trời,
lúc khoảng 9 hoặc 10 giờ sáng, ánh sáng mặt trời rực-rở đang chói chang ánh
vàng toã xuống những dãy núi chạy dài từ Bắc xuống Nam. Nếu chúng ta ở trên cao
nhìn xuống, tất cả sườn Ðông của dãy núi đều nhuộm vàng ánh nắng, đó là vùng mà
42 khẩu pháo của Mỹ chỉ có thể chạm nổ, còn phía Tây của dãy núi đều nằm êm ái
trong bóng mát, có nghĩa là nơi an toàn cho các lực lượng CSBV ẩn náo. Coi như Pháo-binh
của Mỹ bị chúng hóa giải! Là nhờ Trung-úy phản chiến John F Kerry cho
“Tam-trùng Ẩn” để biết phiên dịch bằng tiếng Việt, khi 42 khẩu của Hoa-kỳ từ
bên biên giới bắn sang. Ẩn được không biết bao nhiêu huy chương về các dịch vụ
điệp viên trong lòng địch, Tướng Giáp và Mai Chí Thọ rất hài lòng tin-tức khá
chính xác từ Ẩn cho, mà tôi có cảm tưởng như Tướng Giáp đang ngồi chần-dần nơi
phòng hành quân của Tướng Alexander.Haig, tại Pentagon.
“Kingstar 5 hãy lên cao độ một tí để thấy bãi đáp… bải đáp ở hướng 12 giờ của
Kingstar… Song-Chùy chuẩn bị vào trục Prep ở phía dưới, trước mặt đường cận
tiến của Kingstar 5… an-toàn lắm… làm cận tiến đáp đi!”
Tôi nói thế để yên lòng Kingstar 5, nhưng linh-tính nơi đây rất ‘hot’ vừa nghĩ
đến đây thì xạ thủ Đức đã chơi 4,000 viên một phút “Chúng nó ở trên sườn núi
đồi trọc đang bắn xuống… đông lắm…!” Trung-sỉ Ðức vừa hét to vừa bóp cò súng.
Tôi ra lệnh
“Song-Chùy 2 bắn Hỏa tiển chống biển người vào sườn núi… trên cao hơn mình một
chút… O.K, Tôi tác xạ trước để đánh dấu mục tiêu”.
Hai cụm khói màu đỏ cam vừa phụt ra trước mũi Phi cơ, liền sau đó tôi quẹo gắt
qua phải lấy cao độ, trong khi Xạ-thủ Đức đứng xổng lưng ghì chặt khẩu Mini-Gun
quạt qua trái, qua phải, lên, xuống cốt ý rải cho đều để không bỏ sót chỗ nào
bằng một vận tốc 2,000 viên phút.
Vì 1 Ðại-đội TÐ/39 BÐQ thất lạc đang di chuyển suốt cả đêm về Ðồi-30, vừa đụng
trận, vừa phải khiêng thương binh, nên bãi đáp rất khó, cũng như địch luôn bám
sát. Những khi cần phải gây ra tiếng động như chặt cây dọn bãi đáp thì không
còn cách nào khác, phải chịu lộ vị trí, để phải lãnh đủ hàng trăm trái đạn; vì
nên nhớ rằng, nơi đây là kho chứa đạn lớn nhất, nhì ở vùng nầy; CSBV có lệnh
phung phí đạn hơn là để đối phương vào phá hủy.
Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến
Có lẽ Kingstar 5 đã thấy tấm vải màu đỏ cam đang hiện ra trên đám rừng Chồi vừa
mới chặt; Quả thật bãi đáp quá nhỏ, mà lại ở trên một sườn đồi thoai-thoải
nghiêng về một bên, như giam mình giữa lùm cây cao vút. Tôi bay sạt trên đầu
Kingstar 5, nhìn rõ bãi đáp như bàn chông khổng lồ mà lại quá hẹp nơi chỗ đáp.
Tôi bắt đầu lo… lẩm bẩm trong miệng, mong đừng có việc gì xảy ra! Dưới đây có
lẽ là đại-đội-1/TÐ/39 vừa đụng độ ác liệt với Trung đoàn 102nd ngày hôm qua,
đang thất lạc, nhờ mở đường máu xuyên qua trung đoàn 88 một cách êm ái. Nơi đây
chúng tôi bay vào từ Ðồi-30, nên không gây ra tiếng động ồn ào, nhờ núp sau
ngọn đồi và gió từ ngoài biển thổi vào che đuổi khuất âm vang của động cơ.
Nhưng trái lại, phi cơ Hoa Kỳ trước khi đến đây thì ôi thôi không biết bao
nhiêu hỏa lực dập xuống, nhưng quân BV không dại gì mà không chạy sâu vào trong
đường hầm trú ẩn. Ðoàn trực thăng đi đến đâu, thì phi-cơ chiến thuật, rồi 42
khẩu pháo điên cuồn dập xuống yểm trợ, dỉ nhiên Linh BV đã chui vào hầm ngồi
nghỉ mệt đợi trực thăng bay đến là nhào ra tấn công tới tấp ngay. Lúc nầy
Gunship-Cobra yểm trợ thì quá chậm chạp vì phải làm vòng phi đạo để lấy trục
nhào xuống xạ kích; ở dưới hầm 60 độ quân CSBV có đủ thì giờ để chống đỡ và yểm
trợ hoả lực liên hoàn cho nhau.
“Quang Trung…! Quang Trung…! Đã chuẩn bị con cái sẵn-sàng chưa? Càng nhanh càng
tốt…để còn có thì giờ bay tác xạ yểm trợ tiếp cận cho Quang-Trung mau đến bến
30”.
Tôi đang hồi hộp, không biết Phi công mới ra trường chưa được kinh nghiệm
nhiều, ứng xử ra sao đây… nếu bị trường hợp khẩn cấp. Nhưng dầu sao các Phi
công trẻ-trung nầy cũng đã được huấn luyện phối hợp hành quân với Đại-đội
Không-kỵ Black-Cat của Mỹ ở Phi-trường Non-Nước, Đà-Nẳng, và hiện đang bay
“team” với nhau.
Tôi nhìn xuống không an tâm, một buổi sáng dài thê-thảm dầy-đặc sương mù, bây
giờ thì gió rừng núi khuấy động từng cơn bốc lên và đè xuống theo những luồng
gió cuồn-cuộn của núi đồi, làm sao Kingstar 5 ‘Hover’ được thăng bằng đây?
Kingstar 5, đứng ‘hover’ quá lâu sao không chịu đáp? Có trở ngại gì chăng!
Nhưng tôi tuyệt đối giữ yên lặng để Phi công được bình tỉnh tự định liệu.
À…Tôi hiểu! Kingstar 5 không muốn chạm đất, vì cây cối còn lổm chổm quá nhiều,
bãi đáp trong điều kiện hoàn thành quá vội vã. Tôi bay vòng trở lại, và phát
hiện các anh em đại-đội-1 BÐQ đang cố đẩy thương binh lên trực-thăng và dường
như có vài Poncho mang xác chết được đem lên sàn tàu. Bất chợt, mấy anh Vẹm vừa
chết hụt hồi nãy ở trên đồi trọc, đã chạy xuống tới chân đồi và đang hiên ngang
đứng thẳng lưng bắn nã tới bãi đáp. Cũng may nhờ tiết kiệm hỏa lực, nên chúng
tôi quay lại quần thảo chúng một trận. Lúc nầy tôi mới cảm nhận Song-Chùy 2 bắn
tuyệt đẹp, sau 4 quả rockets màu đỏ hồng thoát ra từ sau đuôi gun-2 làm câm
ngay tiếng A.K của chúng. Thôi như vậy đủ rồi, mỗi chiếc còn lại 10 hoả tiển
chống Tăng và gần 10.000 viên 7,ly62. Tôi cần giữ lại một tí hỏa-lực để yểm trợ
cho đến khi Kingstar 5 về tới điểm hẹn Lao-Bảo.
Bỗng dưng tôi sợ tái mặt đến bấn cả người, vì Kingstar 5 đang chém vào ngọn cây
bên trái, làm lá tung-bay tua-tủa trên trần cánh quạt. Trong không khí yên lặng
nầy, tôi chỉ đợi Kingstar 5 báo cáo tình trạng ra sao!.. Không dám gây ra tiếng
động ảnh hưởng đến sự bình tỉnh của phi công, khoảng thời gian dài nặng nề trôi
qua… bỗng:
“Song-Chùy…Kingstar 5 đã chém cây… tàu rung giựt rất mạnh… nhưng tôi rán cất
cánh… Song-Chùy… rán theo dõi tôi…..!” rồi tiếng hú rít lên trong nón bay tựa
hồ như phi công đang nghiến răng cạp mạnh vào micro.
Khi nghe báo cáo của Kingstar 5, thì tôi đã lỡ Salvo tất cả Rockets vào sườn
đồi đã có sự hiện diện của địch, làm như vậy để con tàu nhẹ bớt, khi phải xuống
để cứu tất cả đoàn-viên. Tôi phản ứng nhanh như vậy có trật nguyên tắc tác
chiến hay không!? Nhưng dù sao mạng sống của Phi hành đoàn vẫn là ưu tiên một.
Hai chiếc Võ trang kè sát nách hai bên để trấn an, cầu mong sự bình tĩnh của
Kinngstar 5 cố đem con tàu về nơi nào an toàn và gần nhất, dù có phải bị đáp ép
buộc như tôi đã làm hôm trước cũng không sao. Tôi giải tỏa hỏa-lực để nhẹ bớt
trọng lượng, cũng vì lý do tôi muốn cứu mạng sống của Phi hành đoàn cấp bách
không thể chần chờ được. “Đây có phải là một phản ứng thiếu khôn ngoan” Tôi cố
nén lại, tự kiểm điểm, để tìm sự bình tĩnh nói qua vô tuyến bằng một giọng
đều-đều nhẹ-nhàng:
“Kingstar 5, Chúng tôi bay ở đằng sau anh… cho đến khi nào anh đáp xuống…bình
tỉnh rán giữ tốc lực không quá 70 knots, dĩ nhiên con tàu đang rung theo điệu
Ngựa nhảy nhổm nhưng chu kỳ độ rung rất đều nhịp…! tuy high-frequency nhưng
không sao… đừng vượt quá 70 knots… O.Kay!”
Giờ nầy, tôi để Kingstar 5 muốn bay như thế nào cũng được miễn sao an-toàn về
đến Khe-Sanh là xong. Nhưng cũng may, anh không bay cao lắm để làm mồi cho các
loại phòng không, nhất là phòng không di động trên Thiết vận xa PT.76, khi phải
bay ngang qua thung-lũng về hướng Đông của sườn núi, tuy rằng sườn núi bị lổm
chổm những đám cháy do 42 khẩu Đại Pháo của Hoa-Kỳ bên biên-giới Lào-Việt bắn
sang, nhưng chắc chắn quân BV rất tinh ranh nên không bao giờ di chuyển hay
đóng quân phía sườn Đông. Còn như phía sườn Tây, thì quân BV đông nhiều như
Đỉa; Chứng cớ nơi bãi đáp hồi nãy thì rõ: Những sườn đồi trọc bên phía Tây của
thung-lũng thường có dấu song-song của những dây xích Thiết vận xa PT.76. Chúng
leo lên chiếm lĩnh ưu thế ở điểm cao ngoài sự việc yểm trợ cho các cứ điểm
Pháo-đội mà còn là ổ phòng không di động rất lợi hại. Chúng đã bắn nổ tan nát 2
chiếc Hueys của LD51TC khi bắt đầu cuộc hành quân và còn bắn hạ Trực-thăng Võ
trang của tôi vào ngày hôm kia nữa. Thế nên tôi có liên-lạc với Bộ-chỉ-huy
Tiền-phương cứ tiếp tục nhờ Pháo đội của Mỹ ở Biên giới, thỉnh-thoảng bắn khuấy
rối vào những tọa độ trước mặt mà chúng tôi sẽ bay qua. Theo sự đề nghị của
Tôi, những cột khói lớn dựng đứng, thỉnh-thoảng vẫn rót vào phía trước mặt;
chúng tôi an-tâm vì biết Pháo đội Mỹ đang bắn yểm trợ các tạc đạn Long-tom 175
ly và 8 inch Howitzers. Ba chiếc Trực-thăng dìu nhau bay thấp trên sườn Đông
xuôi về Quốc lộ 9, xa xa hiện lên những loang-lổ lổm chổm với nhiều đám khói
an-toàn. Tự nhiên trong tâm chúng tôi, mọi người đều cùng có một cảm giác
thích-thú dễ chịu với mùi khét cháy rừng trước mặt, nhưng lại an-toàn bảo vệ
chúng tôi.
Cuối cùng, Ba chiếc đã về đến Khe-Sanh vào một buổi chiều oi-ả, bao trùm bởi
Cát bụi đỏ ngầu, giữa tiếng ầm-vang của các Pháo đội Hoa-kỳ chuyên yểm trợ cho
quân bạn. Nhưng chúng tôi được lệnh phải load rockets và đạn dược gấp để tiếp
nối công tác hành quân tấn kích còn đang dở-dang mà Tiểu-đoàn-6/Lữ đoàn3/Dù
đang tiến về hướng Ðông Nam Ðồi-31, với hy vọng bắt tay được với anh em Tiểu
đoàn3/Dù đang trấn giữ hậu cứ Ðồi-31, vì áp lực của nhiều Trung-đoàn BV, tách
từ các Sư-đoàn 308, 320 đang giã trận địa Pháo vùi dập cuồng sát như không bao
giờ ngưng nghỉ.
Ðúng vào lúc, một toán trực thăng từ Khe Sanh bay đến để tiếp tế khẩn cấp cho
TÐ/39 BÐQ bằng mọi giá, các trực thăng võ trang Cobra hộ tống thay phiên nhau
nã hỏa tiễn và đại liên như mưa lên đầu địch cho tới khi hết đạn, trong khi các
trực thăng tiếp tế lượn vòng trên cao để chờ cơ hội, nhưng vẫn không thể nào
đáp xuống được. Dưới đất, ngọn đồi nhỏ đôi bên giành giựt đã mấy ngày đêm hầu
như trơ trụi, tan nát vì bom đạn. Mặc dù trực thăng võ trang oanh kích dữ dội,
Cộng quân chấp nhận thiệt hại, tràn tới gần vị trí phòng thủ cuối cùng là hầm
chỉ huy của Thiếu tá TÐT Khang. Chung quanh đó, các chiến sĩ BÐQ cận chiến với
địch quân, giành nhau từng khúc giao thông hào hay hố cá nhân giữa hàng trăm
xác chết. Thiếu tá Khang nhận thấy tình thế đã không còn cách cứu vãn và vị trí
sắp bị địch tràn ngập nhưng ông vẫn muốn ở lại chiến đấu vì không đành lòng bỏ
lại các chiến hữu bị thương. Có ai đi chiến đấu tại hạ Lào mới chứng kiến được
lương tâm và sự thương yêu đồng đội của cấp chỉ huy. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau,
trước số lượng địch quân quá đông và các chiến sĩ BÐQ đã bắn hết đạn, Thiếu tá
Khang rất đau lòng nhưng đành phải cho lệnh rời bỏ căn cứ; làm sao ai hiểu được
lòng dạ của cấp chỉ huy đau đớn như xé nát tim can. Trong lúc anh Fujii chuyển
lời của Thiếu tá Khang thông báo cho các phi cơ Hoa Kỳ biết Căn Cứ BÐQ Bắc
không còn cố thủ được nữa, các chiến sĩ BÐQ lại đi thu lượm vũ khí và đạn dược
của mình cũng như địch để tổ chức một cuộc rút lui có trật tự dưới sự chỉ huy
của vị TÐT can trường. Vào giây phút nguy kịch đó, một trực thăng Huey
lao-xuống bãi đáp, xô vội ra mấy thùng đạn; Anh y tá Fujii cố chạy ra trực
thăng dù đạn AK của Công quân bắn theo dữ dội khiến bụi đất tung tóe khắp nơi;
Anh y tá không may mắn nầy phóng được lên trực thăng, nhưng khi vừa bay lên,
trực thăng bị bốc cháy vì trúng đạn phòng không. May mắn, hai phi công Lloyd và
Nelson đáp khẩn cấp được xuống căn cứ Ranger South cách đây chừng 4 cây số, sau
lưng đại-đội-1 vào khoảng 3 cây số và cũng gần đến Ðồi-30.
1. Tiểu đoàn 39 BÐQ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến
Ðến chiều ngày 20 tháng February, từ trên phi cơ nhìn xuống, các công sự và
sườn đồi quanh căn cứ LZ Ranger North phủ ngập xác Cộng quân, ngay đến côn
trùng cũng không thể sống nổi. Tiểu Ðoàn 39 BÐQ kiệt lực, hết đạn vì những trận
cường tập liên tiếp hết ngày này sang ngày khác của Cộng quân vối quân số đông
hơn gấp 10 lần. Cuối cùng, các chiến sĩ Mũ Nâu phải mở một con đường máu xuyên
qua vòng vây của quân BV bằng tiếng súng đạn ngụy-âm qua AK và B-40 tịch thu
được của quân BV. Dưới quyền điều động của Thiếu tá Khang, các sĩ quan và binh
sĩ còn mạnh khỏe đi đầu, thương binh được dìu-theo sau thật cảm động cho tình
đồng đội; Bộ Tư Lệnh Hành Quân tại Khe Sanh và LÐ/1BÐQ tại Phú Lộc mất liên lạc
vô tuyến với TÐ/39 BÐQ lúc 5 giờ 10 chiều ngày 20 tháng February, không dùng vô
tuyến sợ bại-lộ âm thanh. Mãi tới khuya ra đến nơi khá an-toàn mới nhận được
tin thành phần còn lại của TÐ/39 BÐQ, gồm gần 200 quân nhân trong số đó có 107
người còn khả năng chiến đấu và 92 người bị thương, cá nhân tôi phải nhìn nhận
và thú thật, quân bạn đã di chuyển đến được căn cứ Ranger South cùng với vũ khí
nhờ vào hỏa lực tiếp cận trên không của vận tải cơ gunship EC-130B. Theo các
tài liệu báo cáo của Hoa Kỳ, trong tổng số trên 400 quân nhân, thiệt hại của
TÐ/39 BÐQ được ghi nhận là 178 người chết hay mất tích, 148 bị thương. Thiệt
hại về phía Cộng quân gồm 639 chết và gần 500 vũ khí bị phá hủy hay tịch thâu.
Sau khi TÐ/39 BÐQ rút đi, dưới hỏa lực khủng khiếp của phi pháo dội thẳng vào
vị trí, Căn Cứ Ranger North trở thành một bãi tha ma lớn chôn vùi hàng trăm
quân BV, thật rất tội nghiệp cho thân phận "sinh Bắc tử Nam". Trên
đỉnh đồi, gần hầm chỉ huy của Thiếu Tá Khang, cảnh tượng còn hãi hùng hơn. Từng
đống xác quân BV tan nát không còn nhận ra hình thù vì bom đạn của phi cơ Hoa
Kỳ và pháo binh VNCH cày nát. Mùi thuốc súng, mùi bom đạn, mùi thịt người chết
cháy khét lẹt vì bom napaln... khiến bầu không khí trở nên rùng rợn, nghẹt thở.
Tuy máy bay chỉ đếm được 639 xác quân BV, nhưng còn hàng trăm xác khác bị vùi
sâu trong hầm hố, công sự, vách núi hay tan nát cùng đất đá Hạ Lào không thể
đếm được. Quả thật nơi đây mới đúng nghĩa “Ðịa ngục trần gian”.
Trên đường di tản đến căn căn cứ Ranger South, binh sĩ TÐ/39 BÐQ phải đạp qua
hàng trăm xác địch nằm ngổn ngang quanh căn cứ và lội qua những con "suối
máu" tanh rình tràn ngập khắp chân đồi. Thiếu tá Khang cũng cho biết khi
rời bỏ căn cứ, chính mắt ông đã nhìn thấy hàng đống xác quân BV chết thành từng
chùm ba, bốn chục tên. Về hỏa lực phòng không của quân BV tại vùng căn cứ
Ranger North, trong một dịp đụng độ ác liệt mới đây, Thiếu Tá Khang cho biết
ông không rõ chi tiết về các ổ phòng không của Cộng quân bố trí dọc theo đường
bay tới căn cứ như đã từng chu đáo xắp xếp trước. Thế nên, các trực thăng đã bị
bắn lên dữ dội từ xa, trên hành-lang vào đáp; và chính chúng là thủ-phạm bắn
tan xác hai trực thăng Huey của LÐ 51TC. Riêng quanh vị trí Ranger North, trên
lưng chừng đối địch đặt rất nhiều súng cối 82 và 120ly đã điều chỉnh sẵn nên
pháo kích rất chính xác, dưới tầm mắt từ trên đồi nhìn xuống, gây thiệt hại
nặng cho những trực thăng vừa đáp xuống. Về việc yểm trợ của phi cơ Hoa Kỳ,
nhất là trực thăng Cobra, Thiếu Tá Khang nói dường như các phi cơ chỉ bắn phá
với mục đích yểm trợ ưu tiên cho trực thăng đáp xuống để bốc anh y tá Fujii ra.
Ðúng như vậy, 42 khẩu đại bác của Mỹ tại Khe Sanh, dồn vào hình móng ngựa, hay
chữ U, chỉ chừa một cửa ngõ hành-lang cho trực thăng ra vào với sự yểm trợ
cường tập của Cobra. Còn phần yểm trợ cho TÐ/39 BÐQ phòng thủ căn cứ chỉ là thứ
yếu, hay coi như không đáng quan tâm. Ðây là những gì tôi hằng chứng kiến trên
khắp mặt trận đụng độ giữa quân bạn và quân BV, riêng phi công trực thăng tản
thương Hoa Kỳ Joel Dozhier (DMZ Dust Off) kể lại về phi vụ của anh như sau:
"Chiều tối hôm đó, toán tản thương chúng tôi được lệnh phải chuẩn bị gấp 5
trực thăng để tản thương chừng 100 người tại căn cứ Ranger North cho TÐ39 BÐQ.
(Vì ban đêm quân BV không dám bắn lên sợ lộ mục tiêu sẽ bị EC-130B cường tập
ngay vào tuyến đạn lửa) Thuyết trình viên cho biết có rất nhiều vị trí phòng
không địch trong vùng nên Bộ Tư Lệnh Hành Quân đã dự trù một hàng rào đạn pháo
binh hình móng ngựa để bảo vệ các trực thăng bay bên trong hàng rào tuyến lửa.
Lúc đó, chúng tôi đã bay tản thương suốt ngày nên ai nấy đều mệt mỏi, do đó có
phi công đề nghị hãy hoãn phi vụ đến sáng mai. Bộ Tư Lệnh trả lời rằng tình
hình rất nghiêm trọng, rất có thể sẽ chẳng còn ngày mai cho căn cứ BÐQ Bắc! Vì
vậy, toán trực thăng phải lên đường gấp, nhứt là ban đêm quân BV rất sợ phải
nếm mùi đạn từ trên vận tải cơ EC-130B bắn xuống; Chúng tôi đã thiết lập đội
hình và kế hoạch lần lượt bay vào bên trong hàng rào hỏa lực. Khi tất cả đã vào
trong hình móng ngựa tưởng tượng, lúc đó pháo binh sẽ chuyển xạ tiến lần về căn
cứ Ranger North. Nhưng khi sắp sửa thi hành, không may một trực thăng trong
toán là Dust Off 30 bị tai nạn trong lúc đổ xăng nên chúng tôi lại phải dành
một chiếc khác trong toán để đưa những phi công bị thương về Quảng Trị. Vì chỉ
còn lại có 3 chiếc, Bộ Tư Lệnh phải kiếm thêm một chiếc nữa để thay thế, khi
trực thăng này tới thì đã quá trễ. Chúng tôi hay tin căn cứ Ranger-North đã di
tản nên công tác được hủy bỏ".
Sau đây là lời tường thuật của một số nhân chứng Hoa Kỳ và Việt Nam có mặt tại
căn cứ BÐQ Bắc khi vị trí này bị thất thủ. Trung Tá Robert F. Molinelli, Tiểu
đoàn trưởng TÐ/2, Lữ Ðoàn 17 Không Kỵ Hoa Kỳ là người có mặt trên không phận
căn cứ BÐQ Bắc trong lúc trận đánh diễn ra ác liệt nhất, đã mô tả: "Quân
số địch đông hơn TÐ/39 BÐQ ít nhất 8 lần, trong 3 ngày liền, hỏa lực phòng
không địch cực kỳ dữ dội khiến trực thăng của chúng tôi không thể nào đáp xuống
để tiếp tế hay tản thương; Khi đã bắn hết đạn, các chiến sĩ BÐQ phải lật từng
xác địch quân để tìm kiếm vũ khí và đạn dược của chúng để tiềp tục chiến đấu.
Lúc phải rời bỏ vị trí, TÐ/39 BÐQ đánh xuyên qua lực lượng bao vây của cả một
Trung Ðoàn địch, dùng chính vũ khí của Cộng quân để đánh lại chúng khi mở đường
máu”.
Ðại Úy Không quân William Cathay, một phi công phản lực cơ Phanton F-4 thuộc
Phi Ðoàn Khu Trục 40, nói: "Căn cứ BÐQ Bắc trông giống như một bãi chiến
trường hồi đệ nhị thế chiến. Chúng tôi đã thả bom napalm thật gần, chỉ cách
quân bạn chừng 100 thước. Chúng tôi còn trông thấy rất rõ ràng địch quân đang
ẩn nấp dưới giao thông hào".
Trong tác phẩm "Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lửc 30" của Ðại Úy Pháo Binh Trương
Duy Hy, Pháo Ðội Trưởng Pháo Ðội C/44 Pháo Binh, có kể lại việc Hạ Sĩ Phan văn
Ðăng thuộc Ðại Ðội-1, TÐ39 BÐQ, khoảng trên 20 tuổi, người Huế, đã thuật lại
những giờ phút oai hùng nhất của TÐ/39 BÐQ như sau: "Sau ngày toàn thắng
19 tháng February, TÐ/39 BÐQ chiến thắng lớn, tịch thu trên 500 vũ khí đủ loại,
phá nát các kho chứa hàng ven đường mòn Hồ Chí Minh, giết trọn một Tiểu Ðoàn
Cộng quân, xác nằm la liệt trên trận địa. Sau đó, chúng phản công mãnh liệt,
đại đội của anh bắn đến viên đạn cuối cùng mới rút đi theo lệnh của Thiếu tá
Khang, TÐT". Anh Ðăng còn cho biết quân BV đã thí mạng khủng khiếp chưa
từng thấy so với mấy chục trận đụng độ ác liệt anh từng tham dự trong chiến
trường quốc nội, Ðại Ðội của anh đã phải cận chiến vô cùng dữ dội với địch quân
để giữ vững vị trí; Sau cùng, Ðại Ðội của anh phải phân tán mỏng để khỏi bị
biển người của Cộng quân tiêu diệt. Nhìn chung nếu so sánh thiệt hại về nhân
mạng cũng như vũ khí, TÐ/39 BÐQ đã thắng lớn với tỉ số nhân mạng 1 đổi 10.
Nhưng về mặt chiến thuật, việc căn cứ Ranger North bị thất thủ được coi như một
bước lùi quan trọng trong kế hoạch tấn công của cuộc hành quân Lam Sơn 719.
Chẳng những TÐ/39 BÐQ đã không còn khả năng tác chiến, mà màng lưới phòng thủ
mặt Bắc của QLVNCH cũng đã bị thủng một lỗ lớn khiến Cộng quân dễ dàng theo đó
tràn sâu xuống vùng hành quân Nam gần đường số 9.
Hậu quả và nhận xét Nhìn chung, các TÐ BÐQ tại sườn Bắc bị thiệt hại khá nặng
vì các trận cường tập biển người liên tiếp của quân BV, nhưng số thương vong
của địch còn cao hơn nhiều. Nếu chỉ kể về nhân mạng hay về mặt chiến thuật,
quân BV đã bị thảm bại. Nhưng trong cuộc hành quân Lam Sơn 719, thiệt hại về
nhân mạng tuy đáng kể, nhưng không quan trọng bằng việc "cắt đứt đường
tiếp vận của địch tại Lào" để giết địch về lâu về dài, không nhất thiết
gây thiệt hại nhân mạng ngay tại chỗ. Do đó, tuy các TÐ BÐQ đã giết được nhiều
địch quân, nhưng lại phải di tản nên bỏ trống những vị trí quan trọng, thật ra
lực lượng hành quân đã bị yếu thế về phương diện chiến lược vì những lý do sau
đây:
- QLVNCH đang từ thế tấn công trở thành phòng thủ, trong khi ngược lại, quân BV
từ thế bị động trở thành chủ động. Với khả năng tăng viện từ vùng Phi Quân Sự,
qua địa hình tương đối trôi chảy vì ít chướng ngại vật, trên đường tiến quân
qua cánh đồi trọc với cỏ tranh trải dài qua đến tận vùng hành quân bên Lào;
quân số quân BV ngày càng gia tăng tại chiến trường trong khi QLVNCH ở thế cột
chưn phòng thủ thụ động trên các Căn Cứ Hoả Lực, nên lực lượng bị chia cắt
không yểm trợ được lẫn nhau, ban sáng thì sương mù dầy đặt không được yểm trợ
hoả lực khi cần thiết. Quan niệm liên hoàn "hỗ tương yểm trợ" của các
CCHL (FSB) bị phá vỡ vì căn cứ nào cũng bị Tướng Giáp biết trước nên tổ chức
công sự, hầm-hố rất kiên-cố bao vây cô lập nên phải tự chống trả, quân ta như
Cá nằm trên thớt vì sự phản bội của phản tình báo CIA Mỹ. Mỗi vị trí QLVNCH bị
biển người quân BV có chiến xa và trọng pháo bao vây nên trở thành những ốc
đảo, khiến địch tự do thao túng, lựa chọn mục tiêu để dứt điểm đưa quân bạn vào
thế bị-động như bó đủa bị bẻ từng chiếc một. Ðây là cái bẫy do người bạn lớn
của chúng ta đặt ra để hủy diệt quân lực VNCH vào đúng ngày 18 tháng Giêng 1971
do HÐAN, Pentagon quyết định.
- Về mặt tinh thần, tin hai TÐ BÐQ phòng thủ sườn Bắc phải di tản khiến các binh
sĩ Dù tại các Ðồi 30 và 31 là lớp khiên-chắn phòng thủ kế-tiếp thứ hai phần nào
hoang mang giao động. Kể từ nay, hai Ðồi nầy bỗng nhiên trở thành các vị trí
tiền đồn, vừa phải nhận lãnh trách nhiệm ngăn chặn địch quân do BÐQ để lại, vừa
phải tự bảo vệ, coi như "lưỡng diện thọ địch" Ngoài ra, lại còn phải
đảm đương trách nhiệm yểm trợ và bảo vệ cho nỗ lực chính trên đường số 9 tiến
chiếm Tchepone. Riêng đối với các chiến sĩ BÐQ, sau các trận đánh để đời tại
mặt trận Bắc đường số 9, toàn bộ lực lượng LÐ/1 BÐQ được rút về căn cứ Phú Lộc
nên không còn trực tiếp tham dự cuộc hành quân trong phần đất Lào từ đó. Nhưng
xét rằng LÐ1BÐQ nầy phải được nghỉ xã hơi sau các trận đánh rất đẫm máu.
- Với tin 2 TÐ BÐQ bị thiệt hại và di tản, các phóng viên ngoại quốc lại càng
thổi phồng những tin tức bất lợi cho QLVNCH. Hình ảnh vài quân nhân BÐQ ngồi
trên càng trực thăng hay những chuyến trực thăng tải thương đầy xác chết và
những người lính bị thương hoặc những khuôn mặt bơ phờ hốc hác sau nhiều ngày
tử chiến không được tiếp tế hay tăng viện đã là những đề tài nóng hổi để báo
chí Hoa Kỳ có chủ mưu triệt để khai thác... Những hình ảnh này được các hãng
thông tấn ngoại quốc loan truyền đi khắp thế giới khiến dư luận quốc tế cũng
như quốc nội lầm tưởng rằng QLVNCH đang bị sa lầy và tìm đủ mọi cách để chạy
trốn khỏi Hạ Lào. Bàn về dư luận không thuận lợi này, anh y tá Fujii, người đã
trực tiếp sát cánh chiến đấu cùng TÐ/39 BÐQ trong lúc chiến truờng nóng bỏng
nhất đã phát biểu: “Tôi cho rằng các chiến sĩ BÐQ/QLVNCH là những binh sĩ
chuyên nghiệp và tài giỏi nhất mà tôi đã rất hân hạnh được cộng tác; Nếu có
dịp, tôi sẽ không ngần ngại lại cùng chiến đấu với các BÐQ” Trung tá Molinelli,
chỉ huy trưởng đơn vị trực thăng trực tiếp yểm trợ cánh quân BÐQ cũng bầy tỏ
cảm tưởng tương tự: "Ðúng, một số BÐQ đã bám vào càng trực thăng để được
di tản mau chóng khỏi trận địa; Nhưng một số lớn khác đã không hốt hoảng như
vậy".
- Một thiệt hại gián tiếp khác của QLVNCH vì hậu quả của các trận đánh tại các
căn cứ BÐQ và cái chết của Trung Tướng Ðổ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Ðoàn III và là
người hùng trong trận đánh vượt biên sang Cam Bốt vào năm 1970. Việc các căn cứ
BÐQ thất thủ là thất bại quan trọng đầu tiên cho lực lượng VNCH trong cuộc hành
quân Lam Sơn 719. Do đó, theo các tài liệu Hoa Kỳ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
cho rằng tướng Lãm đã không có những quyết định đúng lúc, đúng mức và đúng chỗ
khiến cuộc hành quân bị trì trệ và lực lượng hành quâm lâm vào tình thế bất
lợi. Vì vậy, Tổng Thống Thiêu đã mời Tướng Trí từ BTL/QÐ III về Sài Gòn để thảo
luận. Nguồn tin Hoa Kỳ cũng nói rằng, vào ngày 23 tháng 2, Tổng Thống Thiệu đã
trao chức vụ Tư Lệnh cuộc hành quân Lam Sơn 719 cho Tướng Trí. Nhưng trên đường
đi nhận nhiệm vụ mới được trao phó, chẳng may ông bị tử nạn trực thăng tại Tây
Ninh, vì thế Tướng Lãm vẫn còn giữ chức Tư Lệnh Hành Quân. Cái chết của Tướng
Tri đưa ra chiều nghi vấn … Một thế lực ghê gớm nầy sợ Tướng Trí sẽ tiếp diển
cái trò hũy diệt mau chóng các kho tàn trên đường Mòn Hồ như đã thành công
trong năm vừa qua “Tốc chiến tốc thắng ở Cục R”. Cuộc chiến Việt Nam, bất cứ ai
dù Mỹ hay Việt mà đụng đến đường Xa lộ Harriman [Ðường Mòn HCM] đều bị thãm
hại, như John Paul Vann, dựa vào thân-thế từ Tổng thống Nixon, ưu tiên dùng
B-52 tiêu diệt 3 Sư-đoàn BV và Trung đoàn 203 Chiến xa, không đễ cho Hà Nội
chiếm Kontum làm thủ phủ của MTGPMN để ăn nói tại bàn hội nghị Paris 1973. Thật
nghich-lý chỉ có ÐPQ và NQ chiến đấu giữ vững thị xã Kontum!?!? Còn như Tướng
Westmorland không hiểu trách nhiệm qua Việt Nam chỉ để huấn luyện tác chiến mà
thôi; nhung khi ông nổi hùng-khí đòi đưa quân vào chiếm giữ đường xa-lộ mà Liên
Xô chịu trách nhiệm thiết kế ống dẩn dầu huyết mạch, song song với xa-lộ
Harriman, thì bị kêu về Mỹ ngay. Nếu Tướng Westmoreland mở cuộc hành quân Lam
Sơn 689 thì cuộc hành quân Lam Sơn 719 nầy sẽ không bao giờ xảy ra (Cuộc hành
quân xảy ra năm một ngàn chín trăm 68 trên đường 9 Nam Lào)
Gunship PD-213 va 2 DD Trinh Sat Du
Vào những ngày đầu, ngay dưới chân núi phía nam Căn-cứ Hỏa-lực, Đồi 31, trên
đường lộ 92, Thiết-đoàn 11, Lữ-đoàn-1 Kỵ-binh của Ðại-tá Nguyển-Trọng-Luật, đã
tao ngộ chiến với một thành phần Thiết-vận-xa PT 76 của CSBV; Thiết-đoàn đã
anh-dũng tiêu-diệt 6 Chiến-xa T-54 và 16 PT-76. (Trong 16 chiếc PT-76 nối đuôi
ở phía sau, có nhiều chiếc còn nguyên vẹn vì xạ-thủ và tài xế vừa thoát chết,
chém-vè rút vào rừng già cùng với Trung-đoàn tùng thiết bởi sợ phi cơ truy
kích; Trực thăng vỏ trang PÐ213 phải áp dụng “văn kiện điều hành” [Standard
Operational Procedure] nên không có rượt theo truy kích mà luôn luôn giữ trên đầu
quân bạn. Một trong các PT-76 còn nguyên vẹn được Tư-lệnh chiến trường, Tướng
Lảm gởi về Saigon tặng Tổng thống; nhưng mầu nhiệm thay! trong khi
Thiết-đoàn-11 không bị một sự thiệt hại nào, để khỏi mất lòng tin của đọc giả,
người viết xin mời đ-g vào bất cứ thư-viện nào tìm SÁCH lời tựa: “A
Better-War”, MỤC: Lam Son 719, TRANG: 259, HÀNG: 26: “Early in the operation
the 1st Squadron, 11th Armored Cavalry had encountered NVA armored elements in
a fight at Fire Base 31 and performed brilliantly, destroying six enemy T-54
tanks and sixteen PT-76 without any friendly losses in the first major
tank-to-tank engagement of the war”.
Dĩ nhiên Trực-thăng võ-trang của Phi-đoàn 213 cũng đã góp phần không nhỏ trong
cuộc chiến thắng nầy với loại Rockets diệt Chiến-xa, 38 trái cho hai bầu hai
bên (hình thù ngắn gọn, nằm ẩn ngay trong lòng bó Rocket, Phi Công không thấy
được đầu đạn warhead lú ra) và Mini-guns đã là một khắc-tinh khống chế các xạ
thủ BV không thể ló đầu ra khỏi chiến xa để chống trả. Có phải sơ-khởi 6 khẩu
đại liên 6 nòng như các pháo-tháp di động linh hoạt bao vùng trên không, tạo
điều kiện hửu hiệu là không một chiến xa nào phía bên ta bị thiệt hại vì hỏa
lực chống trả của địch? 6 pháo tháp di động trên không nầy đã áp-dụng kỹ thuật
điêu luyện trong nhịp bắn từng hồi 2000 tăng giảm đến 4000 viên phút trên cao
độ 75 thước để duy trì hệ thống điện tử “control-box” không bị “overcharge” tắt
nghẻn. Cuộc tao ngộ chiến ‘Chiến-xa đối đầu với Chiến-xa’ được xem là Quân-lực
VNCH toàn thắng! Dĩ nhiên kết quả công đầu được thành đạt là nhờ công lớn do
Lữ-đoàn/1/Dù của Ðại-tá Lưởng đã chia ra 2 đường tiến sát bén nhọn, chận đánh 2
Trung đoàn của Sư-đoàn Thép 320 và 304 của CSBV. Tịch-thu vô số xe-thồ, thuốc
men thực phẩm cùng thiêu hủy kho xăng hậu cần và căn cứ huấn-luyện bổ xung tân
binh tại chiến trường, làm chao-đảo tinh thần của 2 trung đoàn chủ lực CSBV
nầy.
Chúng tôi đang lấy trung tâm điểm là một Trang trại của CSBV, có lẽ là
Công-binh-xưởng, hay Trung Tam Huan Luyen với nóc-mái lợp bằng Tre-Nứa đập dập;
Ðễ chờ đợi tăng cường thêm hỏa lực, Trung-úy Trần Lê Tiến, Lead-gun đang trên
đường bay đến căn cứ Aluối với 76 trái hoả tiển chống Tăng. Dĩ nhiên không phải
ểễ truy kích tàng quân của trung đoàn Thép 320 đang bị đơn vị Dù gây thiệt hại
nặng mà để phối hợp hỏa lực cho một đơn vị Dù thuộc Lữ-đoàn-1 đang tiến chiếm
mực tiêu: một đơn vị chiến xa thuộc trung đoàn 202 CSBV đang phục kích trên
đường 92, bắc Aluối. Chúng tôi không được quyền đi xa nguyên tắc “yểm trợ
hỏa-lực tiếp cận cho quân Dù” và luôn luôn trên đầu quân bạn; Thế nên vùng chờ
của chúng tôi là trên đầu Thiết đoàn-11, lực-lượng Dù, và Chi đoàn thiết vận xa
của Thiết đoàn-17. Cho nên hợp-đoàn 4 chiếc trực thăng vỏ trang phối hợp hỏa
lực nầy không đi xa nguyên tắc là truy kích tàng quân của trung đoàn 304; Ðiều
dể hiểu chúng đang di chuyển xa về phía Nam của cứ-điểm Aluối và nhập vào
sư-đoàn 324B để tạo thành sức mạnh đồng thời cũng bảo vệ căn cứ kho tàng 611.
Hợp đoàn gunships của Tiến vừa đến Aluối, tôi cắt đặt chiếc 2 của Tiến nhập vào
left-echelon-3 do tôi lead, còn riêng sát thủ Tiến đi sau chúng tôi 45 giây với
cao độ 300 thước trên mặt đất, vừa đủ một pass 25 giây nhào xuống phun từng đợt
4 trái, chia đều bao phủ ổ phục kích. Ðiểm phục kích nhầm vào khúc quẹo qua
trái trên trục đường thẳng, lấy trục trên đầu quân bạn về hướng bắc; Chúng tôi
đang vào đội hình tác chiến: Tôi cẩn thận nhắc lại các anh em đoàn viên xem lại
Chicken-plate, check lại giây nịt an toàn sau lưng, kéo kiếng che mắt từ helmet
xuống, và kéo cổ áo nomex lên cao để không bị phỏng vì các giây cháy từ đuôi
hoả tiễn phun ra khi tác xạ. Tất cả bật qua VHF 118.5, intercom, trong vị thế
sẳn-sàng chiến đấu.
Tôi dùng chiến thuật “độn rừng ngụy âm” bay sát trên ngọn cây, mổi chiếc cách
nhau 5 giây an-toàn khoảng cách, riêng theo sau gun Tiến lên cao độ cách 45
giây. Hợp đoàn 3 chiến gunship rà sát trên ngọn cây, ôm sát bên phải con đường
thẳng nhập vào khúc quẹo trái trước mặt. Các xạ thủ đang đứng xổng lưng nhoày
người ra ngoài với đôi mắt Cú-Vọ soi bói như tìm kiếm bảo vật; Còn 30 giây đến
mục tiêu, tôi ra lệnh bắn … 6 khẩu đồng loạt tác xạ, 6 xạ thủ chồm hẳn ra ngoài
dí đầu súng 6 nòng quay tích về trước mũi … một bầu lửa đỏ trước mũi phun ra
4000 viên xuống rừng Tre-gai, bụi rậm, bên cạnh lưng sườn đồi nhất là dưới gốc
các rậm Tre nơi nghi ngờ điểm phục kích. Các anh rải đều các điểm nghi ngờ có
sự hoạt động của con người. Tôi nhớ lại lời nói của Nả Phá Luân “Les sous
officiers font l’armeé” [Các Hạ sỉ quan nầy là kẻ quyết định chiến trường] 6
anh không những gan dạ đứng xỏng lưng chiến đấu mà còn kinh nghiệm tác xạ, nên
những cây minigun nổ đều với nhịp điệu khi nương khi mạnh; Khi chúng tôi trên
đầu quân CSBV 50 thước; Thật điều quái lạ không nghe một tiếng súng nào bắn
trả? Khác hẳn mọi khi có tiếng lóc cóc, hoặc nổ như bắp rang của AK-47 mỗi lúc
mỗi gần hơn.
Nhưng chả lẽ chúng chết hết!? Không phải vậy đâu đừng ham! Vì tiếng mưa bảo của
đạn đạo từ 6 cây minigun quá ghê gớm nên họ đành tạm thời núp trước rồi tính
sau; Ðơn vị tùng thiết quân CSBV thuộc Sư Ðoàn Thép 320 nầy có kinh nghiệm, vì
họ thừa hiểu muốn chường mặt ra để đối chọi với chúng tôi thì đã bị gục ngã vài
giây dưới cơn mưa đạn tàn sát trước mũi trực thăng và không có dịp mở mắt nhìn
thấy sát-thủ vừa bay lướt qua trên đó.. Dựa vào thế thượng phong nầy, Chiếc
Lead của tôi quẹo gắt qua phải lấy chút cao độ quan sát và làm C&C cho đội
hình xạ kích, Tôi quẹo gắt qua phải lead 6 minigun bao vùng trên điểm phục kích
bắn xối xả vào luôn chiến xa T-54 và PT-76 nằm chàng ràng trên trục lộ vì quân
BV vẩn còn ở trong đó. Cho đến lúc nầy trên cao độ 75 thước vòng tròn chúng tôi
vẩn cảm thấy không một tiếng súng nào bắn lên.
Hai chiến đầu tiên bắt đầu phun ra hoả-tiễn chống biển người, ba cụm khói màu
đỏ-hồng đang để lại sau đuôi 2 chiếc đầu; Trên cao 300 thước, Tiến bắt đầu phụt
ra mỗi lần 4 trái, và rãi đều trên các chiếc T-54 nắm chình-ình cách hai bên vệ
đường không xa lắm. Chỉ 25 giây sau qua một pass duy nhứt, 38 trái đã rơi vào
đúng mục tiêu. Lúc nầy Tiến lấy cao độ 75 thước làm trail cho Lưu ở chiếc 2,
trong khi chiếc 3 của Lộc lên cao độ 300 thước để lấy trục xạ kích. Khi gun Lộc
phóng xuống từng đợt 4 trái vào y chang mục tiêu của Tiến đã giộng vào đó… Lộc
đang nối đuôi làm số 3 của lead Lưu; Tôi tách ra lên cao độ để tác xạ, nãy giờ
tôi đã quan sát và thấy rỏ ràng địch quân đả phóng ra khỏi xe mong chém-vè về
cánh rừng trước mặt, nhưng đã bị các xạ thủ theo dõi tiêu diệt một số lớn vì
làm sao tránh khỏi căp mắt Cú chỉ ở trên tầm quan sát 75 thước! Luôn luôn cũng
trên cao độ 75 thước, cũng thay phiên 3 chiếc cover liên tục bằng lưới đạn
7ly62, giử khoảng cách đều nhau trên một chu vi hình tròn yểm trợ liên hoàn. Và
cứ như thế 6 khẩu minigun tiếp tục khạt ra từng hồi 2 đế 4 ngàn viên để duy trì
hệ thống control box không bị overcharge cũng như đè-nén (neutralization) không
cho địch thủ bắn trả.
Hồi nãy giờ, tôi đã quan sát thật kỹ trên trận chiến, điều đặc biệt là các dấu
xe xích song song màu vàng nghệ còn tươi rói, chằng-chịt ấn dấu trên lưng chừng
đồi thoai thoải và mất dạng trong đám rừng hình chữ nhựt không có dấu vết thoát
ra, mà theo con mắt kinh nghiệm chiến trường, chúng (PT-76) đang giàn hàng
ngang trên mé rừng ngó xuống con lộ. Tôi căn dặn Lưu, khi tác xạ nhớ dập theo
mục tiêu của tôi mà bồi thêm vì tôi chỉ còn có 8 quả hiếm hoi để chống Tăng.
Chiến Thuật “Cạ-Càng Lướt trên cây”
Theo thống-kê Việt/Mỹ: KQVN chết 10, Mỹ chết 215; KQVN mất tích 4, Mỹ 38 đó là
hậu quả sau 42 ngày của cuộc hành quân Lam-Sơn 719 vì nhờ “chân-lý đây rồi!”
…Chiến thuật cạ-càng lướt thoáng trên ngọn”, Thường thường trên cao độ 50 thước
với âm thanh gầm thét như luôn luôn có 6 con rồng phun lửa mới áp đảo kẻ địch
phải chui rúc, dưới đó, vi bi theo đuổi bởi 32 con mắt diều-hâu ráo-đảo tìm
kiếm địch thủ quanh quẩn đâu đây, vừa ló dạng bóng đen nào thoát ra khỏi chiến
xa để đào thoát cũng bị dí 3 đầu mũi 6 nòng phun xuống một trận mưa đạn buộc
phải ngã quỵ tại chỗ, không có mống nào chạy thoát lưỡi hái tử thần. Ðặc biệt,
cánh rừng chồi da beo hình chữ nhựt ngó xuống trục lộ đã bị các nòng súng chia
nhau quạt khắp mọi nơi khi chưa có mục tiêu khả nghi nào xuất hiện. Dưới cách
đó gần lộ lố nhố vài hầm cá nhân B-40, đất vàng nghệ còn tươi rói, đã bị
minigun giã nát tự bấy lâu rồi, cảnh vật nơi chiến địa cùng đoàn xe im-lìm bất
động như khung hình chết của bãi tha-ma, trên đó ngun ngút toả ra dật-dờ vài
đám khói còn lại trên xác các chiến xa trúng rockets. Nơi đây lính BV đã bỏ
chạy ngay sau khi chiếc thứ 2 của Lộc dộng xuống thêm 38 rockets chống Tăng.
Bây giờ còn lại cạnh bìa rừng hình chữ nhựt ngó xuống con lộ, đang bị tôi
nghi-ngờ là vài chiếc PT-76 đang chĩa nòng 76ly xuống con lộ, kềm theo vài khẩu
đại liên 14,5 ly, nhưng có lẽ không còn ai sống sót. Tôi cũng hiểu ra rằng với
lỏm nhỏ rừng chồi nầy đã bị các minigun phun xuống cày nát, tất cả đã chém-vè
theo bộ binh tùng thiết vào đám rừng già sau lưng. Chúng chạy ra khỏi bìa rừng
khi tôi nhìn lại sau đuôi, phát hiện nhưng tằm đạn đạo minigun chiếc 2 chĩa về
hướng 1 giờ, nhưng chưa đủ xạ trường sát hại, cũng như Trung sĩ Ðức bắn vói ra
sau hướng 5 giờ nhưng cũng trớt-quớt, vô tích sự vì đạn đạo không thể tới được.
Thế là nhóm nầy đã thoát nạn để lại một số PT-76 không còn người điều khiển;
Cái toán quân BV nầy khá thông minh nên đào thoát kịp; Tôi đang nghe trong tần
số Guard, tiếng người Việt ngồi backseater (người “tháp tùng tử” ngồi sau có
thể là quan-sát viên KQVN, Pháo binh diện địa, pháo binh Dù, TQLC, hoặc sĩ quan
Phòng-3) trên FAC Bronco OV-10 cho biết 10 phút nữa phi cơ chiến thuật sẽ đến
dập thêm vào đoàn convoy chiến xa nầy.
Vừa làm một pass rải dài 8 hoả tiễn vào bìa rừng ngó xuống con lộ, nhưng tôi
đoán quân BV đã bỏ của chạy lấy người, chỉ còn lại vài chiếc PT-76 không người
lái với xác người nằm yên trong đó, rồi đây quân Dù sẽ váo khai thác chiến
trường và sẽ tìm ra chúng. Chiếc của Lưu cũng làm một pass y chang như tôi.
Chúng tôi từ giã bãi chiến trường trong không khí yên lặng, dù rằng để lại vài
đám cháy với lớp khói mờ-mịt tỏa ra nơi đó, tuyệt đối không thấy có sự chống
trả; Chiếc Tiến và Lộc tiếp tục bao vùng cho Tiểu đoàn-1 Dù và Tiểu đoàn-8 ở
hướng bắc, cạnh đó. Thình lình tôi nhìn rõ 1 chiếc A-6 Intruder, nhờ 2 đầu cánh
chém gió xẹt ra 2 lằn trắng, rồi một loạt bôm snack-eye chạm nổ dữ dội, chiếc
thứ 2 nhào xuống cũng salvo như chiếc trước, nhìn ra sau, khói bom che lấp đoàn
convoy. Tôi mở tần số la làng, cự FAC “Anh nói 10 phút gì mà nó dội xuống sớm
quá vậy… xém chút nữa chúng tôi ôm lãnh đủ”; người backseater trả lời: “Thằng
pilot nó đã thấy các anh nhờ vòng tròn cánh quạt sơn màu trắng, nên nó mới cho
thả… mà nó lu-bu cũng chẳng nói gì đến tôi… thôi thông cảm đi bạn! Chúng tôi
nhìn xuống thấy 4 chiếc dĩa trắng quay tích như làm ảo-thuật trên nền thãm xanh
rêu, rồi khi các anh lấy hướng về Aluối nó mới nhào xuống thả… thôi thông cảm
nghe bạn”. Tôi và Lưu về lại Khe Sanh để tái võ trang và châm đầy xăng nhớt.
Nếu giả thuyết ở nơi đây không phải là vùng cao nguyên rừng núi mà là vùng đồng
bằng như vùng Trà-Kiệu trên sông Thu-bồn chẳng hạn, thì đây là một dịp may để
tiêu diệt trọn gói khi mà tàn quân bị 3 mũi dùi tấn kích (3 mặt giáp công) chỉ
còn con đường thoát thân duy nhứt là vượt qua sông Thu-bồn: Phía Tây tấn kích
bằng Chi-đoàn/17, phía Nam bằng Tiều-đoàn/1 Dù, và phía Ðông nguyên một
Thiết-đoàn/11. Ðối với Top-Gun, chúng tôi biết phải làm những gì khi Cá đang
nằm trên thớt, trong khi trên cao độ 75 thước, 8 xạ-thủ đang đứng xổng lưng ghì
tay súng trong tầm mắt cú vọ mà rải đều trận mưa đạn xuống địch quân trên một
vùng lau sậy tróng trải, hoặc toan lội qua sông Thu-Bồn! Ðiều dễ hiểu chúng tôi
là những tiên phuông trong lằn tên mũi đạn nên hiểu được thế trận đồ, vì thế
cho nên chúng tôi không phiền-trách những ai có may mắn được ngồi trên bàn giấy
khi nhận xét về thế trận đồ. Khi Lữ đoàn 1 Ðặc nhiệm gởi chiến lợi phẩm bằng
một thiết vận xa PT-76, trong đó có chở thêm những bánh xe-thồ, xe thùng, và
vài cái chảo to đường kính hơn thước, thì Bộ TTM cho rằng làm gì trong rừng mà
có bánh-xe Cyclô để du lịch, còn khi nhìn thấy cái chảo to tổ bố nặng trĩu thì
nhóm văn phòng nầy chỉ há họng và trố mắt khi nhìn thấy cơm cháy còn dính nơi
đáy chảo… không hiểu gì cả? Vì thế sự thiếu hiểu biết nầy không làm chúng tôi
phiền muộn, khi có ai muốn soi mói châm chọc, ngay đến Tướng Abrams mà báo chí
Tây phương cho là người hùng trong trận chiến cũng có nhận thức vô cùng lầm lẫn
đến nỗi khi đọc dòng chữ dưới đây làm tôi vô cùng đau xót. Dưới đây, tôi xin
đưa ra một dẫn chứng mà không dám dịch ra tiếng Việt sợ sai lạc: Cũng trong
sách “A Better War”, mục “Easter Offensive”, trang 332, hàng 25 [During the
battles a new weapon system, the tank-killing TOW missile, was flown in from
the United States. Initially, noted Abrams, “I gave twenty to the Marines and
the 1st Division because they were the only troops I knew of that had stood and
fought. I don’t want these things in the hands of the enemy. And on the
Airborne, I told General Kroesen [that] when General Truong will give me his
personal assurance that they will not be abandoned on the battlefield, then
I’ll Consider it”.
Nằm trên chiếc ghế-bố Quân đội, tôi co-ro trong chiếc Mền không đủ ấm giữa rừng
núi Khe Sanh, thế-giới nơi đây, tôi như bị giam hãm thu hẹp dưới 4 góc mùng xám
xịt đen tối, không lối thoát, rồi trăn-trở, trằn-trọc không sao ngủ được. Bây
giờ tôi phải làm sao đây!? Khi mà chiến tranh đi đôi với tang tóc! Tôi cầu mong
làm sao đừng có xảy ra thảm cảnh đó nữa, hoang mang lo-lắng cho Liên đoàn của
mình! Và nhất là các Phi-đội 233 và 219… cứ miên man suy nghĩ mà không làm sao
chợp mắt được, tự nhủ lòng là từ nay trở đi, phải dấn thân bay tiên phuông
trong lửa đạn, là con Chim đầu đàn phải cất cánh sớm hơn, mà lại về đáp cũng
trễ nhất. Tôi sẽ giao cho Đại-úy Kỳ hay Trung-úy Tiến, phụ tá hành quân
thỉnh-thoảng đi họp thế; tôi dành hết thời gian cho cuộc hành quân nầy bằng
cách cầm lấy chiếc Trực-thăng Võ trang mà hướng dẫn, đưa đón các cánh Chim non
đang lặn hụp dưới bầu trời mới lạ, xuất phát từ biên-giới lúc đi cũng như lúc
về, lấy điểm hẹn từ Trại tù Lao Bảo làm nơi điểm xuất phát. Chỉ có tôi là người
duy nhất hiểu rõ được địa hình nơi đây từ ngọn núi, con sông đến đồi cao
khe-suối, những đám rừng nguyên thủy chưa có dấu chân người, ngọn núi Vôi
Cô-Rốc vàng óng-ánh dưới ánh bình-minh. Nhưng hôm nay bay trở lại, mọi cảnh vật
khai-quang trống-trải rất nhiều, nhất là trên trục đường Mòn 559 mà tôi đã bay
ngang qua đây không biết bao nhiêu lần, giờ thì quá trống-trải, đường đất Đỏ
Cao-nguyên đâm chồi, chi-chít thêm ra, màu xanh trùng điệp của cánh rừng già
giờ đây đã có quá nhiều loang-lỗ, rải-rác những nhà to với mái đan bằng Tre-Nứa
đập dập, có lẽ là những nhà Kho hay Công-binh xưởng chăng? Chỗ Thiếu-úy Huệ đáp
xuống thả Toán Thám sát STRATA (1964) vào buổi chiều choạng-vạng, cánh quạt
chém vào cây, tôi phải đặt càng bánh xe lên đầu trục cánh quạt của hắn mà đem
hết Phi hành đoàn về, nơi đây, bây giờ là Hậu-cần 611, cũng đã phát hoang
trống-trải và có cả ống dẫn dầu băng ngang qua thì phải? Cuộc hành quân mới
phát khởi được 3 ngày (N+3) mà 2 phi hành đoàn đã bị Thiết-xa PT 76, cùng phòng
không 37ly bắn nổ-tung trên không phận nầy, dưới đây, ngay bây giờ là ổ Kiến
Lửa! Xe vận tải ngang nhiên di chuyển mà chẳng hề sợ-sệt phi-cơ phát hiện nhờ
cái Dù điều lệ ROE của trục Ma Quỷ: Ðoàn xe chạy ban đêm bật đèn mờ và ban ngày
ngủ cho đúng luật ROE, còn như ban ngày khi qua các con suối cạn mà nghe tiếng
phi cơ thì tài xế cứ việc tắt máy nối đuôi chờ thì không phi công Mỹ nào dám
oanh tạc cả (điều nầy chỉ có quan sát viên người Việt backseater là nhân chứng
sống).
Tôi bóp đầu nặn óc tìm ra chân lý cũng như tìm ra định-luật về chiến thuật để
bảo vệ cho con em mình không còn bị thảm hại… Đang miên-man tìm ra chân-lý, tôi
bỗng nhớ lại ngày xưa khi thành lập phi đoàn trực thăng đầu tiên, người anh cả
thiên tài Nguyễn Huy Ánh đã giẩải danh hiệu “Thần-Chùy” sau khi đặt tên cho
PÐ/211. Ðã xưa lắm rồi, khi con người tìm ra vũ khí để chiến đấu với kẻ thù;
Người hiệp-sĩ khi xử dụng chiếc Chùy-thung phải có sức mạnh phi thường, tuy
đường chùy vun-vút có chậm hơn các vũ khí như gươm, kiếm, mã tấu, thanh long
đao, chỉa ba, thước bảng, roi xích... nhưng tất cả vũ khí trên khi đụng phải
Thần-Chùy đều rơi rụng tung-toé vào mọị phương hướng vô định!!!
Tôi lại bóp trán mỉm cười … vổ mạnh lại lên trán trong nỗi mừng vô hạn… Chân lý
đây rồi! Chân lý đây rồi!!! Chiến-thuật “Ngụy-Âm Ðộn Rừng” Trong đôi tay tôi
đang có thủ-thuật “Song-Chùy” làm ra chiến thuật áp đảo đối phương. Trực thăng
võ trang của KQVN là loại bay chậm nhứt thua cả Cobra của Mỹ chớ đừng nói chi
đến các phi cơ chiến thuật tiềm kích, nhưng tôi lại đã phát hiện ra một chiến
thuật tân-kỳ và vô cùng mầu nhiệm: Có chiến hữu nào đã tham dự chiến trận tại
rừng già chiến khu D, Ðồng Xoài, và rừng cao-su Bình Giả thì có thể hình dung
ngay khi bạn đứng giữa rừng già mà chỉ nghe tiếng bành bạch của cánh quạt chém
gió từ xa trên ngọn cây bay đến; Bạn làm sao xác định được trực thăng từ phương
hướng nào bay đến? Và khi nghe tiếng gầm thét áp-đảo của Minigun như con khủng
long phun lửa xuống, thì tự động bạn phải tìm chỗ nào an-toàn gần nhứt để trú
ấn. Nếu là chiến xa thì phải chui xuống pháo tháp mà trú ẩn để sống còn theo
phản xạ tự nhiên của con người. Kết quả nầy đã chứng minh hùng hồn qua sự ghi
chép trong quân-sử Mỹ-Việt (US Army Center of Military History 1980; Lam Sơn
719 General Nguyễn Duy Hinh; và Military History Institute of Vietnam) dưới đây
là sự so sánh giữa Sư-Ðoàn 101 Không-Kỵ và Liên Ðoàn 51 Tác Chiến theo như tài
liệu SOG/MACV, kết quả sau 45 ngày chiến đấu quyết liệt:
Sư-Ðoàn 101 Không Kỵ: Chết: 215, Mất tích: 38, Bị thương: 114
Liên Ðoàn 51 Tác Chiến: Chết: 10, Mất Tích: 4, Bị thương: 11 – (có phải nhờ
“Chiến Thuật “độn rừng ngụy âm” Liên Ðoàn 51 Tác Chiến và HQ/Lam Sơn 719).
Ngày 22/2/1971- Cả đêm rồi tôi không thể chợp mắt được cho dù đã quen dần tiếng
ầm vang của 42 khẩu trọng pháo Mỹ bắn yểm trợ, khuấy rối, mà chỉ mong đợi cho
mau sáng để gởi PHÐ H-34 vào cứu Giang, On, và Sơn. Nhưng ác nghiệt thay trời
hôm nay sương mù giăng đặc sệt như cháo đậu (Pea-Soup) Ðã 10 giờ sáng mà trời
vẫn còn mù mịt. Ngay khi trời vừa thoang thoảng thấy được là tôi phải đem
gunship bao vùng cho Ðại đội Trinh-sát Dù đang cần mở đường tiếp cứu Ðồi-31.
Trước khi cất cánh tôi có liên lạc với sĩ quan điều không tiền tuyến Ðại- úy
Không Quân Nghĩa và Trung úy Chính sĩ quan Không Trợ Dù liên lạc với PHÐ hướng
dẫn họ vào hướng nào cho ít nguy hiểm.
Tại BCH Tiền Phương Dù, khi tôi vừa cất cánh thì một tiểu đội tác chiến điện tử
Dù đang chờ nơi bãi đáp bên cạnh một chồng máy Sensor dùng để phát giác đặc
công địch. Những máy nầy đã giúp cho Trại LLÐB Mỹ thoát khỏi bị bao vây, ngay
sau khi Ðại úy Nguyễn Minh Vui và Thiếu úy Châu Lương Cang liều mạng đáp xuống
Trại Pleime với lối bay chiếc lá cuốn theo cơn lốc, khi cất cánh dùng
chiêu-thức “Khủng Long áp-đảo”, làm cho địch ngơ-ngác không biết phi cơ từ đâu
đến lướt thoáng trên ngọn cây, dù vậy một binh sĩ mũ nồi xanh cũng bị trúng đạn
ngay đầu, chết liền tại cabin, máu tràn lênh láng trên sàng nhôm.
Bầu trời bắt đầu trong sang, tôi nghe tiếng Thiếu úy Bửu đang đáp xuống LZ
Tiền- Phương Dù. 10 phút sau tất cả pháo Long Tom 175, 155 ly và 8 inch cũa Mỹ
tiền oanh kích trước mũi, dọn mở một hành lang dọc trên đường bay. Nhưng quân
BV rất tinh ranh khi nghe loạt pháo đầu là chúng chạy vào hầm ngồi nghỉ, cho
đến khi ngừng pháo kích thì chúng lại chui ra giao chiến. Tôi cắt đặt 2 chiếc
Gunship air cover cho 2 chiếc H-34 của Bửu và Yên, dù sao Gunship mình tuy có
ít hỏa lực nhưng cấp cứu anh em trong Liên- Ðoàn vẫn bảo đảm hơn Mỹ. Tôi rất
tin tưởng Thiếu úy Phạm Vương Thục, một Top Gun rất anh dũng dám sống chết vì
anh em luôn luôn sẳn sàng hy sinh cho đồng đội, tôi không tin vào Army Aviation
Mỹ vì khi có chiếc nào của Mỹ rơi thì họ bỏ bay đi tìm cứu đồng đội của họ mà
quên anh em mình, như tôi là nhân chứng cho nhiều hoàn cảnh như vậy.
Tôi nghĩ Ðại-úy Nghĩa và Trung úy Chính Sĩ quan Không Trợ Dù sẽ chỉ dẫn đường
bay nước đáp cho Bửu qua cố- vấn của Thiếu- úy Giang. Vì phòng không di- động
trên PT-76 rất lợi hại hơn các phòng không cố- định, 12,7, 14,5 và 37 ly nằm
rải rác mọi nơi, nhiều nhứt nơi hướng đông bắc, không nên đáp vào hướng ấy mà
nên đáp từ hướng tây nam xuống LZ, dù sao cũng có TÐ /6 Dù mới vừa trực thăng
vận, tuy bị nhiều thiệt hại cho quân TÐ-6 Dù, nhưng Top gun Trần Lê Tiến, Hoàng
Ngọc Châu… đã oanh liệt thay phiên nhau gây thiệt hại nặng nề cho 2 trung đoàn
cơ-động 27, và 24B của Quân đoàn 70B.
Giang đã trình bày cho Bửu biết, hắn đã dùng chiến thuật đáp như chiếc lá cuốn
trong cơn lốc, nhưng kẹt nỗi quân BV cứ khi nghe tiếng trực thăng thì họ dội
trận địa pháo tới tấp xuống, vì họ đã có tiền điều chỉnh rất chính xác.
Phi-công dù tài giỏi thế nào nhưng khi gần tới đất chừng 15, 20 thước thì sẽ bị
mảnh đạn văng bắn vào bộ phận cánh quạt đuôi, mất điều khiển phương hướng rồi
rơi xuống quay theo counter clock wise, tại chỗ “undershoot”. Như trường hợp
của Giang. TPC Bửu đã được nói chuyện trực tiếp với TPC Giang từ trong đồi 31
và được biết, ngày hôm qua khi bay vào vùng, Giang đã dùng chiến thuật "lá
vàng rơi", từ trên cao cúp máy auto xoáy trôn ốc xuống, nhưng vì phòng
không địch quá dày đặc nên khi gần đến đất, phi cơ anh bị trúng đạn rớt xuống
gãy đuôi nằm bên cạnh vòng rào phòng thủ ngoài cùng của Lữ Ðoàn 3 Dù. Phi hành
đoàn vô sự, chỉ có copilot là Võ văn On bị xây xát nhẹ ở cổ, tất cả chạy thoát
được vào trong căn cứ Dù. Nhưng trước khi bỏ phi cơ, cơ phi Trần hùng Sơn không
quên vác theo cả cây M60 trên cửa máy bay nữa. Rút kinh nghiệm, hôm nay Bửu bay
Kạ-càng bánh xe lướt thoang thoáng trên ngọn cây theo chiến thuật biệt-kích
razed-mode lướt từ hướng Ðông-Tây đi vào, nhưng làm sao đừng gây ra tiếng động.
Trên đường bay dọc theo quốc lộ số 9 TPC Bửu còn nhìn thấy những cột khói bốc
lên nghi ngút, chứng tỏ pháo binh cua Mỹ nơi Khe Sanh bắn rất chính xác và hiệu
qủa. Gần đến LZ, Bửu đổi hướng lấy Ðông Nam, rồi Tây Bắc để đáp xuống. Vừa ló
ra khỏi rặng cây,TPC Bữu đã thấy chiếc Gunship của TPC Thục bay vòng lại, cùng
với tiếng Thục la lên trong máy "Bửu coi chừng phòng không ở hướng đông
nam". Từ trên phi cơ nhìn xuống, giữa màu xanh trùng điệp của rừng cây
nhiệt đới, ngọn Ðồi 31 đỏ quạch nổi bật với những đốm bụi đất tung lên từng cơn
vì đạn pháo kích đào xới của cộng quân Bắc Việt. Không nao núng, Bửu vẫn điềm
tĩnh tiếp tục đáp xuống. Khi phi cơ còn cách mặt đất độ 15 thước thì trúng mảnh
đạn cối 120ly, khắc-tinh chống trực thăng, phi cơ phát hoả, bùng lên một đám
khói bao trùm cả phi cơ, cơ-phi Em la lên khẩn cấp trong máy "đáp xuống,
đáp xuống anh Bửu ơi, máy bay cháy". Cùng lúc Bửu cũng cao tiếng báo động
cho chiếc số 2 "Yên ơi, tao bị trúng đạn rồi, đừng xuống nữa" trong
khi vẫn bình tĩnh đáp xuống. May mắn là đạn trúng vào bình xăng sau đã hết
xăng, chỉ còn ít hơi đốt, nên trực thăng không bắt cháy như chiếc của Thiếu-úy
An ở Bù Ðốp hôm nào. Vừa chạm đất, theo phản xạ Bửu nhanh nhen nhảy ra khỏi
trực thăng. Mọi người chạy ngược lên đồi về phía hàng rào phòng thủ thứ nhất
của đại đội công vụ Dù cách khoảng 100 thước, để lại một cảnh thương tâm hiện
ra trước mắt, một binh sĩ điện tử Dù bị trúng đạn ngay giữa trán, nằm ngữa chết
ngay trên ghế. Trên sàn tàu, đống máy "sensor" vẫn còn nguyên vẹn.
Phi hành đoàn phóng chạy lên đồi theo những tiếng kêu gọi của binh sĩ Dù
"trên đây nè Ðại uý, tụi tôi bắn yểm trợ cho". Tất cả dân-bay lom khom
chạy trong khi tiếng đạn nổ lóc cóc trên đầu. Lên đến nơi phi hành đoàn thở
nhẹ-re như bò kéo xe. Dân- bay mà hành quân dưới đất thì phải biết là mệt đến
đâu. Tôi phải ghi vào sổ nhựt ký đơn-vị và nhớ mãi hôm đó là ngày 22 tháng 2
năm 1971.
PHÐ vừa ngồi nghỉ mệt, họ cũng vừa nhìn xuống LZ, nơi chiếc phi cơ đang đậu
hiền lành, thì cũng vừa lúc quân BV tiếp tục giã trận địa pháo đã điều chỉnh
tác xạ, một quả đạn súng cối 120ly rơi trúng ngay tàu nổ tung, bốc cháy thành
một cột trụ khói đen mù mịt cả một góc trời. Dân bay nhìn con tàu xụm xuống,
lòng quặn lên. Con tàu thân thương đó đã nhân cách hoá, gần gũi với phi-đoàn
lâu nay, giờ thành một đống sắt vụn.
Một lát sau, theo chỉ dẫn của anh em binh sĩ Dù, PHÐ men theo giao thông hào
lần về đến ban chỉ huy Lữ Ðoàn 3 Dù. Gặp lại phi hành đoàn của Giang, On, Sơn
anh em mừng rỡ thăm hỏi rối rít. PHÐ được giới thiệu với các sĩ quan trong ban
tham mưu Lữ Ðoàn 3. Ðầu tiên là đại tá Thọ lữ đoàn trưởng Lữ Ðoàn 3, thiếu tá
Ðức trưởng ban 3, dại uý Trụ phụ tá ban 3, đại uý Nghĩa sĩ quan điều không tiền
tuyến, trung uý Chính sĩ quan Không trợ Dù, thiếu uý Long phụ tá ban 2. Về phía
pháo binh thì có trung tá Châu tiểu đoàn trưởng và đại uý Thương trưởng ban 3
thuộc tiểu đoàn 3 pháo binh Dù. Ðại tá Thọ mừng anh em "mới đến" mỗi
người một điếu Havatampa và một ly Hennessy để lấy lại tinh thần. PHÐ ngạc
nhiên vô cùng, đi đánh giặc, nằm ở tuyến đầu ác liệt vậy mà mấy "Thiên
thần" nhảy Dù vẫn thản nhiên hút sì-gà Cuba và uống rượu Mỹ như Trương Phi
tân thời! Quả các Thiên thần ăn chơi cũng dữ mà đánh giặc cũng ngầu thật.
Buổi chiều vùng rừng núi trời tối thật nhanh, dân bay dùng tạm bữa cơm dã chiến
với ban tham mưu Lữ Ðoàn rồi chia nhau ngủ ké với anh em Dù. Tin tức chiến sự
mỗi ngày một căng thẳng hơn vì đối với cộng sản Bắc Việt, sự hiện diện của căn
cứ Ðồi 31 trên hệ thống đường mòn HCM như một lưỡi dao đâm thẳng vào yết hầu
của chúng. Vì thế cộng quân đưa thêm quân vào tạo áp lực nặng nề lên căn cứ nay
với ý định đánh bật căn cứ ra khỏi sinh lộ của chúng với trung đoàn 24B và
trung đoàn cơ động 27 thuộc Quân đoàn 70 B và một đơn vị chiến xa yểm trợ thuộc
trung đoàn 202.
(còn-tiếp)
Tr/Tá Trương Văn Vinh KQVN